I.
Thông tin chung
-
Tên khoa học: Melaleuca cajuputi
-
Tên thường gọi: chè
đồng, chè cay, tràm gió, tràm ta,…
-
Tên tiếng Anh: Tea
tree
-
Tình trạng bảo tồn:
LC theo thang đánh giá của IUCN.
-
Bảng phân loại
khoa học
Giới (Regnum) |
Thực vật (Plantae) |
Ngành (Division) |
Hạt kín (Magnoliophyta) |
Lớp (Class) |
Hai lá mầm (Magnoliopsida) |
Bộ (Ordo) |
Sim (Myrtales) |
Họ (Familia) |
Sim (Myrtaceae) |
Chi (Genus) |
Tràm (Melaleuca) |
Loài (Species) |
Tràm (Melaleuca cajuputi) |
Tràm ta trong rừng của KDLST Hương Tràm |
II. Nguồn gốc và phân bố
1. Nguồn
gốc tên gọi
Tên cajeput do chữ Malaixia của tên cây cajuputi hay
kaiputi có nghĩa là gỗ trắng vì cây này có màu nhạt trông xa như một rừng màu
trắng.
2. Khu
vực phân bố
-
Trên thế giới: tràm được trồng phổ biến
trong vườn ở cả Australia và các khu vực nhiệt đới khác trên khắp thế giới.
-
Việt Nam: được trồng tập chung tại các tỉnh
phía Nam . Các vùng nước ngập mặn rất phù hợp với sự phát triển của cây. Có thể
kể đến những rừng tràm nổi tiếng như: Rừng tràm Trà Sư ở tỉnh An Giang, rừng
tràm U Minh Hạ ở tỉnh Cà Mau, U Minh Thượng ở tỉnh Kiên Giang, vườn Quốc gia
Tràm Chim ở tỉnh Đồng Tháp,…
III.
Đặc
điểm
1.
Đặc
điểm hình thái
-
Thân: là loại cây đại mộc, đa niên cao
từ 20 – 25 m. Lớp vỏ bong ra thành từng mảng to dài, trắng, mềm xốp.
-
Lá: lá đơn, mọc cách, phiến lá dày,
thon, màu xanh sẫm. Gân lá hình cung, không lông.
-
Hoa: thuộc dạng trùm ghé có màu
trắng, trắng xanh hay trắng sữa. Dài từ 5 – 15 cm, chót tiếp tục mang
lá. Đài và vành nhỏ, tiểu nhuỵ nhiều, trắng, dài 10 – 12 mm. Nhị đực
nhiều, hợp thành 5 bó, chỉ nhị hình sợi, bao phấn hình gần như vuông, thò ra
ngoài bao hoa. Một trục mang hoa không cọng, ra hoa vào mùa khô.
-
Quả: Quả nan hoá gỗ, nan trong đài hình
tô đường kính 3 – 4 mm, không cuống, hình trụ, có 3 ngăn, mỗi ngăn chứa rất nhiều
hạt và mày, hạt phát tán bằng cách chẻ ô.
Hoa, lá và trái tràm ta |
IV.
Công
dụng
1.
Trong
y học
1.1.
Trong
y học hiện đại
Thành phần có công dụng chủ yếu là
tinh dầu, flavonoid, tannin.
Tinh dầu (0,3- 0,6%) có thành phần
chính là 1,8-cineol (còn gọi là eucalyptol, cajeputol) (45-60%). Ngoài ra còn
có α-terpineol (terpinen-4-ol), β-caryophyllen, globulol, eugenol và các chất
khác.
Tanin bao gồm dẫn xuất của acid
gallic (acid 3,3’,4-tri-O-methylellagic).
1.2.
Trong
y học cổ truyền
Tính vị:
cay chát, mùi thơm, tính ấm
Quy kinh: tỳ,
phế, có tác dụng hoạt huyết, khu phong, an thần, giảm đau, tiêu đờm, sát trùng,
trị cảm cúm, nghẹt mũi, hỗ trợ tiêu hóa.
2. Một
số lĩnh vực khác
Nước
ta trồng tràm chủ yếu lấy gỗ để làm cọc cho công trình xây dựng, làm củi hoặc đốt
than. Ngoài ra phần lá còn được chưng cất để thu tinh dầu.
V. Nguồn tài liệu tham khảo
Đỗ Tất Lợi. (2004). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học Hà Nội.