XÍCH ĐỒNG NAM
I.
Thông tin chung
-
Tên khoa học:
Clerodendrum
japonicum (Thunb.) Sw.
-
Tên thường gọi: mò đỏ, co púng pính, poòng pỉn đeng,…
- Tên tiếng Anh
-
Tình trạng bảo tồn:
Chưa có tên trong sách đỏ.
-
Bảng phân loại
khoa học
Giới (Regnum) |
Thực vật (Plantae) |
Ngành (Division) |
Hạt kín (Magnoliophyta) |
Lớp (Class) |
Hai lá mầm (Magnoliopsida) |
Bộ (Ordo) |
Bạc hà (Lamiales) |
Họ (Familia) |
Bạc hà (Lamiaceae) |
Chi (Genus) |
Bân bấn (Clerodendrum) |
Loài (Species) |
Xích
đồng nam (Clerodendrum japonicum (Thunb.) Sw.) |
II.
Nguồn
gốc và phân bố
1. Nguồn
gốc tên gọi
2. Khu
vực phân bố
-
Thế giới: cây được tìm thấy ở nhiều nơi
như: Ấn Độ, Bangladesh, Trung Quốc,
Nhật Bản, Lào, Malaysia, Indonesia.
-
Việt Nam: phân bố ở nhiều tỉnh thành từ Bắc vào Nam.
III. Đặc điểm
-
Thân: Cây bụi cao 2m, cành vuông có rãnh, có lông mịn, mắt có lằn
lông nối liền 2 cuống
-
Lá: phiến hình tim, rộng 30cm, không lông,
mép có răng cưa nhỏ, cuống dài 5-20cm.
-
Hoa: mọc ở ngọn cành, cao 45cm, đỏ chói hoặc
hồng, dài 8mm; ống tràng cao 1,5cm, thùy tràng 5mm;
-
Quả: hạch cứng lam đen, to 12mm, trên đài
đồng trưởng to 3,5cm..
IV.
Công
dụng
1. Trong y học
1.1. Trong
y học hiện đại
·
Triterpenoid: Ursolic acid được phát hiện
trong rễ.
·
Flavonoid: Tricin có
trong toàn bộ cây.
· Phenylethanoid
glycoside: Martynoside, Monoacetylmartinoside và Clerodenoside A cũng được tìm
thấy trong toàn bộ cây.
· Steroid:
22,23-dihydrostigmasterol, 25,26-dehydrostigmasterol có trong toàn cây.
Một nghiên cứu đã phân
lập được 17 hợp chất trong Xích đồng nam, bao gồm: 7α-hydroxy syringaresinol,
(-)-syringaresinol, (-)-medioresinol, 2″,3″-O-acetylmartyonside,
2″-O-acetyl-martyonside, martinoside, monoacetyl martinoside, cytochalasin O,
9-epi-blumenol B, (6R,9S) và (6R,9R)-9-hydroxy-4-megastigmen-3-one,
(6R,9S)-3-oxo-α-ionol, (-)-dehydrovomifoliol, megastigm-5-en-3,9-diol,
(3R,6E,10S)-2,6,10-trimethyl-3-hydroxydodeca-6,11-diene-2,10-diol,
(2R)-butylitaconic acid,
3-(3-hydroxybutyl)-2,4,4-trimethylcyclohexa-2,5-dienone và (-)-loliolide.
Xích đồng nam có một số công dụng như: làm giảm khí hư, mùi hôi ở
vùng kín, chống rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ. Bảo vệ gan, ngăn ngừa và cải thiện
các triệu chứng nhẹ của xơ gan, vàng da, viêm gan. Chống
viêm, giảm đau đầu mức độ nhẹ, giúp hạ huyết áp.
1.2. Trong
y học cổ truyền
Cụm hoa có tính ấm, vị ngọt, không độc, có tác dụng bổ
huyết. Rễ cây xích đồng nam có tính bình, vị nhạt
hơi ngọt, không độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư phong thấp, thanh
can phế, lợi tiểu, tiêu viêm, tán ứ. Lá có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu
thũng. Toàn cây có tính hơi ấm, vị đắng, có tác dụng thanh nhiệt chỉ khái, khu
phong trừ thấp, điều kinh, tán ứ tiêu thũng.
Trong đông y, xích đồng nam được dùng trong chữa khí hư,
viêm tử cung, rối loạn kinh nguyệt, vàng da, mụn lở, huyết áp cao, khớp xương
đau nhức, đau lưng.
2. Một
số lĩnh vực khác
Do cây có cụm hoa lớn,
màu đỏ đẹp nên thường được trồng làm cảnh.
V. Nguồn tài liệu tham khảo
Võ Văn Chi (Xuất bản năm 2021). Xích đồng trang 1211-1212, Từ điển Cây thuốc Việt Nam Tập 2.