TRÂM ỔI

 

TRÂM ỔI

I.              Thông tin chung

-         Tên khoa học: Lantana camara L.

-         Tên thường gọi: Bông ổi, trâm ổi; thơm ổi; ổi tàu; hoa ngũ sắc; trâm hôi; tứ thời; tứ quý.

-         Tên tiếng AnhLantana wild sage, tick berry,...

-         Tình trạng bảo tồn: Chưa có tên trong sách đỏ.

-         Bảng phân loại khoa học

Giới (Regnum)

Thực vật (Plantae)

Ngành (Division)

Hạt kín (Magnoliophyta)

Lớp (Class)

Hai lá mầm (Magnoliopsida)

Bộ (Ordo)

Bạc hà (Lamiales)

Họ (Familia)

Cỏ roi ngựa (Verbenaceae)

Chi (Genus)

(Lantana)

Loài (Species)

Trâm ổi (Lantana camara L.)

Cây trâm ổi
        II. Nguồn gốc và phân bố

1.   Nguồn gốc tên gọi

Do hoa có nhiều màu như cam, đỏ, vàng, tím, trắng nên được gọi là hoa ngũ sắc, và khi nở có mùi như ổi chín nên gọi là trâm ổi hay bông ổi.

2.   Khu vực phân bố

-        Thế giới: nguồn gốc từ châu Mỹ nhiệt đới, nhưng đã lan rộng qua nhiều địa điểm nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới. Cây còn được tìm thấy ở nhiều nước nhiệt đới ở Châu Á và Châu Đại Dương. Nó mọc rải rác ven rừng, các bãi hoang, ven đường, trảng cây bụi, đồi trung du và ven bờ biển. Phổ biến ở các nước vùng Viễn Đông, Mangat, Tân Caledonia

-        Việt Nam: được trồng làm cảnh và mọc dại nhiều nơi.

III. Đặc điểm

-        Thân: Cây bụi thân nhỏ có chiều cao khoảng từ 1-2m hoặc có thể cao hơn. Thân cây hình vuông, mang nhiều cành ngang, có lông và gai ngắn quặp về phía dưới. Toàn thân cây hoa ngũ sắc tỏa ra một mùi hăng đặc trưng.

-        Lá: Hình bầu dục, đầu nhọn, mặt xù xì, mép có răng cưa, mặt trên có lông ngắn, cứng, mặt dưới lông mềm hơn, phiến lá dài 3 - 9 cm, rộng 3 - 6 cm, cuống lá ngắn, phía trên cuống có dài.

-        Hoa: Hoa không cuống, màu trắng, vàng, vàng cam hay đỏ mọc thành bông hình cầu. Hoa có lá bắc nhọn có hình mũi giáo. Đài hình chuông, có hai môi. Tràng hình ống, có lông, có 4 thùy không đều.

Hoa và trái của trâm ổi

-        Quả: Quả hình cầu, mọc thành chùm, màu xanh, chín màu đen, nằm trong lá đài, mang hai hạch cứng, xù xì.

IV. Công dụng

1.   Trong y học

1.1.                Trong y học hiện đại

 Lá: Trong lá tươi của cây mới phát triển chứa 0,2% tinh dầu. Ở thời kỳ có hoa, lá có thêm các chất lantaden và lantanin chiếm 0,31 - 0,68%.

Hoa khô: Chứa tinh dầu (0,07%), terpen bicyclic (8%), L-alpha-phelandren (10 – 12%).

Vỏ cây: Lantanin (một dạng alkaloid) 0,08%.

Cây bông ổi Ấn Độ: Chứa tinh dầu bao gồm các thành phần chủ yếu như cameren, cameren, còn có isocameren.

Chiết xuất từ đài hoa bông ổi có khả năng ngăn chặn các cơn co thắt diễn ra ở cơ trơn, giúp các cơ trong tử cung được co giãn.

Rễ dùng trị sốt kéo dài không dứt, quai bị, phong thấp, đau xương, chấn thương bầm giập.

Hoa dùng trị lao, hoa ra máu và huyết áp bị tụt.

Lá dùng làm thuốc trị ghẻ lở, viêm da, các vết chàm và chườm nóng trị thấp khớp.

Chiết xuất tinh dầu từ hạt bông ổi thể hiện rõ đặc tính kháng sinh, giúp tiêu diệt một số chủng vi khuẩn gây bệnh như Salmonella typhi, Staphylococcus aureus hay Bacillus subtilis… Chất này cũng đồng thời làm giảm khả năng hoạt động của một số vi nấm, đặc biệt là nấm trychophyton.

1.2.                Trong y học cổ truyền

Rễ: Vị ngọt, hơi đắng. Lá: Tính mát, vị đắng, có mùi hôi. Hoa: Vị ngọt, tính mát.

   Lá: Hạ sốt, tiêu độc, tiêu sưng.

   Hoa: Có tác dụng cầm máu.

   Rễ: Có tác dụng hạ sốt, tiêu độc, giảm đau.

Một số nơi dùng lá giã nát đắp lên vết thương, chổ rắn cắn, cầm máu và nấu nước xông chữa cảm, sốt.

2.   Một số lĩnh vực khác

Cây ngũ sắc được trồng rộng rãi làm cảnh vì màu hoa đẹp có sắc sặc sỡ.

I.    Nguồn tài liệu tham khảo

Từ điển Cây thuốc Việt Nam Tập 1 (Xuất bản năm 2021). Hoa ngũ sắc trang 90 – 91.

https://thuocdongduoc.vn/bong-oi-Lantana-camara

https://tracuuduoclieu.vn/bong-oi.html

Mới hơn Cũ hơn

Mã QR cho bài viết này