TẦN
DÀY LÁ
I.
Thông tin chung
-
Tên khoa học: Plectranthus amboinicus (Lour.)
Spreng
-
Tên thường gọi: Húng
chanh; tần dày lá; rau thơm lùn; rau thơm lông; rau tần,…
-
Tên tiếng Anh:
Country borage, indian borage.
-
Tình trạng bảo tồn:
Chưa có tên trong sách đỏ.
-
Bảng phân loại
khoa học
Giới (Regnum) |
Thực vật (Plantae) |
Ngành (Division) |
Hạt kín (Magnoliophyta) |
Lớp (Class) |
Hai lá mầm (Magnoliopsida) |
Bộ (Ordo) |
Bạc hà (Lamiales) |
Họ (Familia) |
Bạc hà (Lamiaceae) |
Chi (Genus) |
Plectranthus |
Loài (Species) |
Tần dày lá (Plectranthus
amboinicus (Lour.) Spreng) |
Cây tần dày lá trong KDLST Hương Tràm |
II.
Nguồn gốc và phân bố
1. Nguồn gốc tên gọi
Toàn thân loài cây này có mùi thơm
như chanh nên có tên gọi là húng chanh.
2.
Khu vực phân bố
-
Trên thế giới: cây
được trồng ở Indonexia, Malaixia, Trung Quốc, Campuchia,…
-
Ở Việt Nam: trồng
từ Bắc vào Nam, chủ yếu để lấy lá làm gia vị.
III.
Đặc điểm
-
Thân: là cây thân
cỏ nhưng sống lâu năm, gốc hóa gỗ, có thể cao từ 25 - 75 cm. Thân mọc đứng,
phân nhánh, có lông, toàn thân có mùi thơm như chanh.
-
Lá: có cuống, mọc
đối, rộng, phiến lá dày, hình bầu dục. Lá dài 7 cm đến 10 cm, rộng 4 cm đến 6
cm, mép lá khía tai bèo, mặt trên có lông, đầu mang hạch, trong, bóng; mặt dưới
lá nhiều lông bài tiết hơn, gân nổi rõ. Lá giòn, có mùi thơm dễ chịu như mùi
chanh, vị trước thì thơm, sau khá hắc nhưng dễ chịu.
-
Hoa: mọc ở đầu
cành thành chùm dài, hoa nhỏ, màu tím mọc thành cụm hoa tự, bao gồm các vòng
hoa từ 20 đến 30 bông mọc sát nhau.
-
Quả: màu nâu, quả
bế tư có kích thước nhỏ, dạng hình cầu.
IV.
Công dụng
1.
Trong y học
1.1.Trong y học hiện đại
Trong Húng chanh có một chất màu đỏ gọi là colein và một
ít tinh dầu mùi thơm nhẹ. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là chất cacvacrola .
Ngoài tinh dầu còn có các hợp chất khác như acid phenolic, flavonoid,
monoterpen hydrocarbon, serquiterpen hydrocarbon, monoterpen oxy hóa và các
este.. Năm 1961 phòng Đông y Viện vi trùng có nghiên cứu tác dụng kháng sinh của
tinh dầu Húng chanh đối với các loại vi trùng theo phương pháp Rudat và thấy
tinh dầu Húng chanh có tác dụng kháng sinh mạnh đối với vi trùng:
Staphyllococcus 209 p. Salmonella typhi, Shigella flexneri-Shigeila sonnet,
Shigella dysenteria (Shiga) Subiilis, Coli paihogène, Coli bothesda
Streptococcus, Pneumococcus, Diphteri và Bordet Gengou.
1.2.Trong y học cổ truyền
Húng chanh có vị the cay,
hơi chua, mùi thơm, tính ấm và 2 kinh can và phế, có tác dụng lợi phế, trừ đờm,
giải cảm, thoái nhiệt, tiêu độc.
Húng chanh còn dùng chữa ho hen, dùng
ngoài để đắp lên những vết do rết và bọ cạp cắn, cũng là một vị trong thuốc
xông giải cảm.
2.
Một số lĩnh vực
khác
Húng chanh còn là một loại rau gia vị.
V.
Nguồn tài liệu tham khảo
https://tracuuduoclieu.vn/hung-chanh.html