SỬ QUÂN TỬ

 

SỬ QUÂN TỬ

I.              Thông tin chung

-          Tên khoa học: Combretum indicum

-         Tên thường gọi: Quả giun/ nấc; sử quân tử nhân; sách tử quả; sử quân nhục; đông quân tử; binh cam tử; lựu cầu tử; ngữ lăng tử; mác giáo giun.

-         Tên tiếng Anh:

-         Tình trạng bảo tồn: Chưa có tên trong sách đỏ.

-         Bảng phân loại khoa học

Giới (Regnum)

Thực vật (Plantae)

Ngành (Division)

Hạt kín (Magnoliophyta)

Lớp (Class)

Hai lá mầm (Magnoliopsida)

Bộ (Ordo)

Sim (Myrtales)

Họ (Familia)

Bàng (Combretaceae)

Chi (Genus)

Trâm bầu (Combretum)

Loài (Species)

Sử quân tử (Combretum indicum)

Sử quân tử

II.    Nguồn gốc và phân bố

 

1.      Nguồn gốc tên gọi

          

2.      Khu vực phân bố

-            Trên thế giới: Sử quân tử có nguồn gốc từ châu Á và châu Phi.        

-            Việt Nam: Cây sử quân mọc hoang ở hầu hết các tỉnh miền Bắc và Trung nước ta. Hiện nay, cây còn được trồng làm cảnh ở khắp nơi

III.  Đặc điểm

1.      Đặc điểm hình thái

-            Thân: leo, mọc tựa vào hàng rào hoặc cây khác.

-            Lá: hình trứng đầu nhọn, phía cuống hơi tròn, hình tim, rộng 4 - 5cm, dài 7 - 9cm. Lá đơn mọc đối, mép nguyên, cuống ngắn.

-            Hoa: hình ống dài 4 - 10cm, mọc thành chùm ở kẽ lá hoặc đầu cành, lúc đầu màu trắng, sau chuyển hồng và đỏ. Mùa hoa khoảng tháng 4 – 7.

-            Quả: khô, dài 35mm, hình trứng nhọn. Vỏ quả dày khoảng 20mm, có 5 cạnh dọc hình 3 cạnh. Mỗi quả chứa một hạt dài, phía đầu hơi mỏng, phía dưới rộng và cũng có 5 đường sống chạy dọc, quả chín vào tháng 8.

2.      Đặc điểm sinh thái

 

IV.  Công dụng

1.      Trong y học

1.1. Trong y học hiện đại

Quả chín và khô của cây được sử dụng để làm thuốc. Dược liệu có chứa khoảng 20 – 27% chất béo, kali sunfat, axit citric, axit quisqualic, chất đường, chất gôm và một số chất hữu cơ khác.

Trong nhân hạt Sử quân tử chứa 21 - 22% chất béo màu xanh lục nhạt, thể chất sệt, vị nhạt, mùi giống nhựa và không có tác dụng tẩy giun.

Ngoài ra còn chứa 19 - 20% acid citric, các chất hữu cơ, gôm, đường và kali sunfat.

Muối kali của acid quisqualic chiết từ nhân hạt có tác dụng diệt giun. Nước sắc từ sử quân tử khiến giun giãy giụa, bong da, hôn mê và tê liệt các bộ phận.

Tác dụng trị nấc: Dùng sử quân tử bỏ màng và cắt bỏ đầu, sắc uống hoặc ăn sống có thể giảm nấc.

1.2. Trong y học cổ truyền

Vị ngọt, tính ấm. Trừ thấp nhiệt, kiện tỳ vị, tiêu thực, sát trùng và tiêu tích. Ngứa do các bệnh về da, tiêu chảy, lỵ, tiểu đục, nhiễm giun đũa, bụng đau, ăn không tiêu, trùng tích, cam tích,…

2.      Trong công nghiệp

3.      Một số lĩnh vực khác

V.     Nguồn tài liệu tham khảo

   Sách "Những Cây thuốc và Vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi)". 156-157. 2004

                Tra cứu dược liệu.

                Dược điển Việt Nam V.

Mới hơn Cũ hơn

Mã QR cho bài viết này