SÂM MỒNG TƠI

 

SÂM MỒNG TƠI

        I.      Thông tin chung

-         Tên khoa học: Talinum paniculatum (Jacq.) Gaertn.

-         Tên thường gọi: hổ cao ly sâm, thổ nhân sâm, đông dương sâm, cứa ly sinh, mằm sâm đăm.

-         Tên tiếng Anh:

-         Tình trạng bảo tồn: Có tên trong Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam.

-         Bảng phân loại khoa học

Giới (Regnum)

Thực vật (Plantae)

Ngành (Division)

Hạt kín (Magnoliophyta)

Lớp (Class)

Hai lá mầm (Magnoliopsida)

Bộ (Ordo)

Cẩm chướng (Caryophyllales)

Họ (Familia)

Sâm mồng tơi (Talinaceae)

Chi (Genus)

Sâm mồng tơi (Talinum)

Loài (Species)

Sâm mồng tơi (Talinum paniculatum (Jacq.) Gaertn.)

Cây sâm mồng tơi

            II.           Nguồn gốc và phân bố

1.          Nguồn gốc tên gọi

 Cây được gọi là sâm đất do cây mọc hoang dại có nhiều thành phần giống với nhân sâm của Hàn Quốc và Trung Quốc, có nhiều công dụng cho sức khỏe nên được gọi là Sâm đất.

2.          Khu vực phân bố

-  Thế giới: cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, sau phát triển ra các vùng khác nhau của thế giới 

-  Việt Nam: Cây mọc tự nhiên thường thấy ở các vùng núi đá vôi như huyện Yên Minh, Quản Bạ tỉnh Hà Giang; Chiêm Hóa – Tuyên Quang; Quảng Hòa, Hà Quảng, Trà Lĩnh – Cao Bằng; Tràng Đình, Bắc Sơn – Lạng Sơn; Thủy Nguyên – Hải Phòng; Kỳ Sơn – Nghệ An…

III.            Đặc điểm

-  Thân: thân thảo, sống hàng năm hoặc sống dai, cao 30 – 50cm. Thân hình trụ nhẵn, phân cành ngay từ gốc.

-  Lá: mọc so le, dày, gần như không cuống hoặc có cuống rất ngắn, hình bầu dục hoặc hình trứng, gốc thuôn, đầu tù hoặc hơi nhọn, gân lá mờ, hai mặt nhẵn gần như cùng màu.

-  Hoa: Cụm hoa là một chùy kép mọc ở đầu cành, gồm nhiều hoa nhỏ màu hồng; đài có 2 răng nhỏ; tràng 5 cánh nhọn; nhị nhiều; bầu thượng hình cầu. mùa ra hoa kết quả từ tháng 5 đến tháng 11

Hoa sâm mồng tơi nhỏ, màu đẹp

-  Quả: nhỏ, hình cầu, khi chín màu đỏ nâu; hạt dẹt, màu đen nhánh.

IV.             Công dụng

1.         Trong y học

1.1.    Trong y học cổ truyền

Thổ nhân sâm có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ trung ích khí, nhuận phế, sinh tân, kiện tỳ và điều kinh. Ngoài ra còn được dùng làm thuốc bổ, chữa cơ thể hư nhược, ra mồ hôi váng đầu, ù tai, hoa mắt, trẻ em tỳ hư tiết tả, phụ nữ đới hạ. Còn dùng chữa bệnh phổi, ho, sốt nóng.

1.2.    Trong y học hiện đại

Rễ sâm mồng tơi chứa 1 – hexacosanol, 1 – octacosanol,1 – triacontanol, campestrol, stigmasterol, β- sitosterol, β – sitosteryl – β – D – glucosid. Sâm mồng tơi được dùng với một số công dụng như sau:

-        Bồi bổ cơ thể, giảm mệt mỏi

-         Điều trị ho, hen suyễn

-         Điều trị tiểu đường

-         Tác dụng nhuận tràng, điều trị táo bón, trĩ

-         Tác dụng thanh nhiệt giải độc, mát gan

-         Điều trị bệnh huyết áp cao

-         Bổ gan, thận, cải thiện huyết áp tim mạch

-         Mạnh gân xương, điều trị bệnh về xương khớp

-         Trị chứng viêm khớp, có khả năng giảm viêm sưng và giảm đau hiệu quả.

-         Trường hợp ăn uống khó tiêu, giúp giảm đau bụng, hỗ trợ hệ tiêu hóa.

-         Điều trị bệnh sỏi thận, bàng quang hiệu quả. 

2.         Một số lĩnh vực khác

Cây được trồng để lấy lá ăn như rau, có thể ăn sống hoặc nấu canh.

Do hoa đẹp nên một số nơi còn trồng để làm cảnh.

V.               Nguồn tài liệu tham khảo

https://tracuuduoclieu.vn/tho-nhan-sam.html

Mới hơn Cũ hơn

Mã QR cho bài viết này