SÂM ĐẠI HÀNH
I.
Thông tin chung
-
Tên khoa học: Eleutherine bulbosa (Mill.)
-
Tên thường gọi:
Sâm cau, tỏi đỏ, hành đỏ, tỏi Lào, hành Lào, tỏi mọi, kiệu đỏ, thuốc đấu,…
-
Tên tiếng Anh:
Dayak Onion.
-
Tình trạng bảo tồn:
Chưa có tên trong sách đỏ.
-
Bảng phân loại
khoa học
Giới (Regnum) |
Thực vật (Plantae) |
Ngành (Division) |
Hạt kín (Magnoliophyta) |
Lớp (Class) |
Một lá mầm (Liliopsida) |
Bộ (Ordo) |
Thiên môn đông (Asparagales) |
Họ (Familia) |
Lay ơn (Iridaceae) |
Chi (Genus) |
Eleutherine |
Loài (Species) |
Sâm đại hành (Eleutherine bulbosa (Mill.)) |
Cây sâm đại hành trong KDLST Hương Tràm |
II.
Nguồn gốc và phân bố
1.
Nguồn gốc tên gọi
2.
Khu vực phân bố
Trên thế giới: sâm đại hành có nguồn gốc ở châu Mỹ, hiện
được trồng ở vùng nhiệt đới châu Á, bao gồm Indonesia, Philippin và một số nước
khác trong vùng Đông – Nam Á.
Ở Việt Nam: cây mọc hoang
ở nhiều nơi hoặc được trồng lấy củ (dò) để làm thuốc ở Nghệ An, Hà Tây, Quảng
Nam, Hoà Bình, Hà Tĩnh,...
III.
Đặc điểm
-
Thân: thân cỏ lâu
năm, cao khoảng 30 – 60 cm. Thân hành hình trứng thuôn, dài 4 – 5 cm, đường
kính 2 – 3 cm giống củ hành nhưng dài hơn. Màu vỏ đỏ nâu, phía trong màu nâu hồng
đến đỏ nâu.
-
Lá: hình mác dài,
có bẹ, gân song song, dài 40 – 50 cm, rộng 3 – 5 cm
-
Hoa: Hoa trắng, mọc
thành chùm từ thân hành, lá đài 3, thuôn hẹp, mỏng, cánh hoa 3, hẹp, nhị 3, bao
phấn màu vàng, bầu hình trứng ngược, 3 ô.
-
Quả: nang, nhiều hạt.
IV.
Công dụng
1.
Trong y học
1.1.
Trong y học hiện đại
Naphtalen, antraquinon và naphthoquinon là những thành
phần chính của E. bulbosa đã chứng minh các đặc tính dược lý khác nhau như hoạt
động chống vi khuẩn, chống viêm, chống cao huyết áp, chống ung thư, chống bệnh
tiểu đường và chống sự hình thành hắc tố.
1.2.
Trong y học cổ
truyền
Sâm đại hành vị ngọt nhạt, tính bình, vào 3 kinh :
can, tỳ, phế, có tác dụng giảm ho, cầm máu, tiêu độc, kháng khuẩn, tiêu viêm.
Được xem như thuốc bổ máu chữa thiếu máu, vàng da, xanh xao, hoa mắt, choáng
váng, nhức đầu, mệt mỏi. Thuốc cầm máu dùng trong băng huyết, ho ra máu, bị
thương chảy má, chữa ho gà, viêm họng, mụn nhọt, chốc lở. Ở một số nơi trên thế
giới, dân gian có các cách dùng khác nhau:
-
Ở Indonesia, rễ
sâm đại hành được dùng làm thuốc lợi tiểu, trị lỵ, viêm và sa trực tràng.
-
Ở Philippin, dùng
rễ củ giã nát đắp lên vết cắn của cá độc, để nhổ gai ở chân, và đắp vào vết
châm đốt của sâu bọ, vết thương, nhọt. Rễ củ nướng, giã nát, xát vào bụng chữa
đau bụng, ở Peru, thổ dân vùng Amazon dùng sâm đại hành trị rối loạn tiêu hóa
và bệnh ngoài da.
-
Ở vùng trung Hải,
rễ sâm đại hành trị vô kinh dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu uống.
2.
Một số lĩnh vực
khác
Trồng
làm cây cảnh do lá và hoa đẹp.
V. Nguồn tài liệu
tham khảo
Cây thuốc và động vật làm
thuốc ở Việt Nam