SẢ

 

SẢ

1.    Thông tin chung

-         Tên khoa học: Cymbopogon citratus (DC.) Staff.

-         Tên thường gọi: Sả chanh, hương mao.

-         Tên tiếng Anh: Lemon grass, lemongrass, oil grass, silky heads, citronella grass.

-         Tình trạng bảo tồn: Chưa có tên trong sách đỏ.

-         Bảng phân loại khoa học

Giới (Regnum)

Thực vật (Plantae)

Ngành (Division)

Hạt kín (Magnoliophyta)

Lớp (Class)

Một lá mầm (Liliopsida)

Bộ (Ordo)

Hòa thảo (Poales)

Họ (Familia)

Hòa thảo (Poaceae)

Chi (Genus)

Sả (Cymbopogon)

Loài (Species)

Sả (Cymbopogon citratus (DC.) Staff.)

    

Sả mọc thành bụi

II.    Nguồn gốc và phân bố

1.      Nguồn gốc tên gọi

2.      Khu vực phân bố

-  Trên thế giới: phân bố ở Ấn Độ, Lào, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Inđonesia, …

-    Ở Việt Nam: Cây sả được trồng ở khắp các vùng miền của Việt Nam. Ở miền nam có các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng...

III.  Đặc điểm

-     Thân: cỏ lâu năm, mọc thành từng bụi cao khoảng 0,8-1,5m. Thân rễ có mầu trắng hoặc hơi tím, có nhiều đốt. hường có màu tím nhạt, lá màu xanh nhạt, dài, mép lá nhám, các bẹ lá thường có màu trắng và rộng.

-    Lá: hẹp dài, mép lá hơi nhám. Bẹ lá ôm chặt với nhau rất chắc, tạo thành một thân giả (mà ta thường gọi là củ). Sả đẻ chồi ở nách lá tạo thành nhánh như nhánh lúa. Với cách sinh sản này từ một nhánh trồng ban đầu về sau chúng sẽ sinh sôi ra nhiều nhánh tạo thành một bụi sả (giống như bụi lúa). Trong lá có nhiều tinh dầu, dược dùng làm nguyên liệu cất tinh dầu cùng với thân (bó bẹ lá).

-      Hoa: Hoa màu trắng nhỏ, mọc thành chùm.

-      Quả

IV.  Công dụng

1.      Trong y học

1.1. Trong y học hiện đại

Các thành phần hóa học chính của tinh dầu sả là geraniol và citronellol có tác dụng sát trùng. Nó chứa 65-85%  thành phần citral và hoạt động như myrcene, có tác dụng kháng khuẩn và làm thuốc giảm đau citronellol và geranilol.

Dầu sả được chưng cất và làm mát để tách dầu ra khỏi nước. Hydrosol là một sản phẩm của quá trình chưng cất, là nguyên liệu để tạo ra kem dưỡng da, dầu thơm dược phẩm và mỹ phẩm và đặc biệt dùng trong công nghệ sà phòng thơm có tính sát khuẩn.

Chống nấm, kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa, ngăn ngừa loét da dày, giảm tiêu chảy, giảm cholesterone, giúp nhanh lành vết thương, giảm cân, thư giản,

1.2. Trong y học cổ truyền

có vị the, cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, sát khuẩn, chống viêm, hạ khí, thông tiểu, tiêu đờm để chữa đầy bụng, đái rắt, chân phù nề, chữa ho do cảm cúm... Chữa đau bụng, nôn mửa, sốt nóng, ỉa chảy, phong tê thấp (cả cây sắc uống hoặc nấu nước xông)

2.      Một số lĩnh vực khác

Sả được dùng phổ biến trong ẩm thực như một nguyên liệu và gia vị.

Sả cũng được trồng để thu tinh dầu.

Rễ dùng ăn với trầu.

V.     Nguồn tài liệu tham khảo

                Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam
Mới hơn Cũ hơn

Mã QR cho bài viết này