SA – KÊ

                                                                                 SA – KÊ

I.       Thông tin chung

-         Tên khoa học: Artocarpus altilis (Park.) Roxb.

-         Tên thường gọi: Xa kê, Bánh mỳ,…

-         Tên tiếng Anh: Breadfruit

-         Tình trạng bảo tồn: Chưa có tên trong sách đỏ.

-         Bảng phân loại khoa học

Giới (Regnum)

Thực vật (Plantae)

Ngành (Division)

Hạt kín (Magnoliophyta)

Lớp (Class)

Hai lá mầm (Magnoliopsida)

Bộ (Ordo)

Gai (Urticales)

Họ (Familia)

Dâu tằm (Moraceae)

Chi (Genus)

Mít (Artocarpus)

Loài (Species)

Sa – kê (Artocarpus altilis (Park.) Roxb.)

                            

Cây Sa - kê được trồng trong KDLST Hương Tràm

II.           Nguồn gốc và phân bố

1.  Nguồn gốc tên gọi

2.    Khu vực phân bố

-       Thế giới: cây phổ biến ở khắp nơi trong vùng nhiệt đới Đông Nam Á, Nam Á và nhiều đảo ở Thái Bình Dương.

-      Việt Nam: cây được trồng chủ yếu ở miền Nam.

III.         Đặc điểm

-       Thân: Cây gỗ có nhựa mủ trắng, có thân to, cao đến 12 - 15m, các nhánh và các thân non hơi khúc khuỷu có vỏ màu nâu và phủ nhiều lông trắng trắng áp sát.

-       Lá: mọc so le, có lá kèm, rất rộng, hình trái xoan - thuôn, phủ nhiều lông ráp, thường nguyên lúc non, rồi chẻ lông chim và bị cắt thành những đoạn thuôn, nhọn, màu lục sẫm ở mặt trên, dài từ 80cm đến 1m và rộng tới 50cm; cuống lá thường ngắn. Lá kèm mau rụng, dài 12 - 13mm.

-       Hoa: đực dài 20cm, hoa đực có 1 nhị. Các hoa cái xếp trên một đế, hầu như là hình cầu, khi chín trở thành một quả tụ.

-       Quả: Lúc đầu màu xanh rồi vàng vàng, to bằng đầu người, có nạc trắng nhưng nhiều bột. Hạt to 1cm.

Trái sa - kê (Hình sưu tầm từ Vinmec.com)
IV.         Công dụng

1.  Trong y học

1.1.Trong y học hiện đại

    Trong bột quả sa - kê có 2-3 hoặc 6% nước, 3,2% muối vô cơ, 0,2 đến 1,17% chất béo, 1,1 đến 4,09% chất đạm, 64 đến 85% tinh bột, đường, dextrin, 2-3% độ tro. Trong quả sa kê có chứa nhiều kali - một khoáng chất có tác dụng điều hòa nhịp tim, hạ huyết áp bằng cách giảm tác động của natri. Ăn sa kê cũng giúp giảm cholesterol xấu trong máu, giảm chỉ số mỡ máu triglyceride. Do đó sa kê có tác dụng cải thiện sức khỏe tim mạch.

Sa kê còn được biết đến có tác dụng chữa một số bệnh như sau:  gút, sỏi thận, viêm gan vàng da, tiểu đường type 2, tăng huyết áp dao động, đau răng,…

1.2.Trong y học cổ truyền

   Theo Đông y, rễ sa kê có tính làm dịu, trị ho; vỏ có tác dụng sát khuẩn; lá có công dụng tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu. Mỗi bộ phận của cây từ lá, vỏ, rễ và nhựa cây đều có tác dụng chữa bệnh.

2.  Một số lĩnh vực khác

    Người ở Pôlynezia và quần đảo Tahiti người ta đã thu hái quả sa kê về lùi trong tro nóng hoặc nướng trên than hồng để ăn.

     Ở Ấn Độ quả sa kê được coi như một món ăn cao cấp: Người ta thái quả thành từng lát mỏng, rán với mỡ hay với bơ, hương vị giống như những miếng bánh mì rán. Ngoài ra người ta còn dùng quả sa kê nấu món cari, rang, xay thành bột để chế ra nhiều món ăn hằng ngày. 

    Một số nước dùng quả sa kê còn xanh cho lên men (do một loài mốc biến đổi một phần thịt quả xa kê ra các sản phẩm phụ có hương vị đặc biệt) rồi chế thành món “po poi” giống như pho mát phối hợp với bánh bột quả sa kê để làm các loại bánh ngọt, ngon và bổ.

     Có nơi dùng quả sa kê xanh nấu với cá và tôm. Hoặc luộc, thái lát phơi khô nấu với gạo. Do đó thế giới thường biết cây này với tên “cây bánh mì”.

V. Nguồn tài liệu tham khảo

            Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam.
Mới hơn Cũ hơn

Mã QR cho bài viết này