NGÒ GAI
I.
Thông tin chung
-
Tên khoa học: Eryngium
foetidum L.
-
Tên thường gọi: mùi tàu, ngò tàu, ngò tây, rau mùi cần.
-
Tên tiếng Anh: Culantro
-
Tình trạng bảo tồn:
Chưa có tên trong sách đỏ.
-
Bảng phân loại
khoa học
Giới (Regnum) |
Thực vật (Plantae) |
Ngành (Division) |
Hạt kín (Magnoliophyta) |
Lớp (Class) |
Hai lá mầm (Magnoliopsida) |
Bộ (Ordo) |
Hoa tán (Apiales) |
Họ (Familia) |
Hoa tán (Apiaceae) |
Chi (Genus) |
Ngò gai (Eryngium) |
Loài (Species) |
Ngò gai (Eryngium foetidum L.) |
Cây ngò gai trong KDLST Hương Tràm |
II.
Nguồn gốc và phân
bố
1.
Nguồn gốc tên gọi
2.
Khu vực phân bố
- Trên
thế giới: có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ, sau lan khắp các vùng nhiệt đới
của thế giới. Cây mọc tự nhiên nhiều ở Ấn Độ, Malayxia, Indonesia, Philippin,
Thái lan, Lào, Nam Trung Quốc,…
- Ở
Việt Nam mùi tàu có rải rác ở khắp các tỉnh miền núi, trung du và đồng bằng. Độ
cao phân bố khoảng 1000 m ở Tam Đảo, hay 1300m ở Mường Lống - Nghệ An. Mùi tàu
là cây ưa ẩm, ưa sáng và hơi chịu bóng, thường mọc tập trung thành những đám nhỏ
ở đất trống ven rừng, nương rẫy cũ hay các vườn cây ăn quả.
III. Đặc điểm
- Thân:
thảo, sống hàng năm, có thể cao 20 - 50 cm mọc đứng, có khía, ít khi phân nhánh.
- Lá:
mọc sát đất thành hình hoa thị, hình mác hẹp dài, không cuống, dài 7 - 15 cm, rộng
1 -2 cm, gốc thuôn thành bẹ, đầu tù, mép khía răng đều, cứng và sắc, hai mặt gần
như cùng màu lục.
- Hoa:
mang trên một cán dài, nhẵn, chẽ 3, rồi chia thành xim 1- 2 ngả mang những tán
hình đầu, hoa không cuống màu trắng lục; tràng nhỏ; chỉ nhị ngắn; lá bắc hình
mác hẹp.
Hoa của ngò gai |
- Quả có hình cầu, hơi dẹt và bên trong có chứa nhiều hạt. Khi trưởng thành, hạt của cây sẽ tự rụng và phát tán.
IV. Công dụng
1. Trong
y học
1.1.
Trong y học hiện đại
Trong
lá và rễ mùi tàu chứa (2E)-2-dodecenal, 13-tetradecenal, trans-2-tetradecenal,
2,3,4-trimetylbenzaldehyd, 2,4,5-trimetylbenzaldehyd, dodecanal, 1, trimetylbenzaldehyd, - cadinol và α
-cadin.
Toàn
thân mùi tàu có hàm lượng chất xơ thô cao (tối đa là 6,32% và tối thiểu là
0,51%); hàm lượng protein dao động trong khoảng từ 5,25% đến 0,13% và chất béo
thô của lá dao động trong khoảng từ 1,95% đến 0,06%. Các khoáng chất khác như
Kali (K), phốt pho (P), coban (Co), Mangan (Mn), đồng (Cu), natri (Na), Kẽm
(Zn), Canxi (Ca), Sắt (Fe), vanadi (V) và magiê (Mg) cũng được tìm thấy.
Cây
ngò gai có một số công dụng sau:
-
Tốt cho hệ tiêu hóa,
hỗ trợ chữa đầy hơi, khó tiêu
-
Hỗ trợ chữa trị một số
bệnh ngoài da như mụn nhọt, mẩn ngứa hay nám
-
Kích thích sự bài tiết
của thận, đồng thời hạ cholesterol trong máu
-
Chữa ho có đờm, cảm
mạo, cúm, sốt nhẹ
-
Hỗ trợ làm giảm cảm
giác nóng rát cũng như sưng đau mắt
-
Kích thích quá trình
trao đổi chất trong cơ thể
Mùi tàu có vị cay, đắng, tính ôn, có tác dụng
hành khí, kiện vị, kích thích tiêu hoá, sơ phong, giải biểu.
Ngoài ra mùi tàu còn được dùng làm thuốc
chữa tiêu hoá kém, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, viêm ruột. Liều dùng hàng ngày
10 - 20g, sắc nước uống.
Ở Trung Quốc, mùi tàu được dùng để chữa bụng
dày hơi, tiêu hoá kém, viêm ruột, tiêu chảy, sốt cảm mạo. Ở Malaysia, rễ mùi
tàu phối hợp với Cam Thảo nam chữa bệnh đau dạ dày. Ở Ấn Độ, rễ mùi tàu cũng được
dùng làm thuốc kiện vị.
2. Một
số lĩnh vực khác
Ngò gai là một lại rau gia vị quen thuộc trong ẩm thực.
Ngò gai thường được dùng phối hợp với quả Bồ Kết làm nước gội đầu, để làm sạch
gàu và thơm tóc...
V. Nguồn tài liệu tham khảo
Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam.
Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam.