I.
Thông tin chung
-
Tên khoa học: Ochna integerrima (Lour.) Merr.
-
Tên thường gọi: lão mai, huỳnh mai, hoàng mai,…
-
Tên tiếng Anh:
Apricot blossom
-
Tình trạng bảo tồn:
Chưa có tên trong sách đỏ.
-
Bảng phân loại
khoa học
Giới (Regnum) |
Thực vật (Plantae) |
Ngành (Division) |
Hạt kín (Magnoliophyta) |
Lớp (Class) |
Hai lá mầm (Magnoliopsida) |
Bộ (Ordo) |
Chè (Theales) |
Họ (Familia) |
Ochna (Mai vàng) |
Chi (Genus) |
Mai vàng (Ochna) |
Loài (Species) |
Mai vàng (Ochna integerrima (Lour.) Merr) |
II.
Nguồn gốc và phân bố
1.
Nguồn gốc tên gọi
2.
Khu vực phân bố
- Trên thế giới: phân bố ở các nước châu Á
nhiệt đới như: Ấn Độ, Myanma, Thái Lan, Trung Quốc,…
- Tại Việt Nam, loài này phân bố tự nhiên
nhiều nhất tại những khu rừng thuộc dãy Trường Sơn và các tỉnh từ Quảng Nam, Đà
Nẵng cho tới Khánh Hòa. Loài hoa này cũng có nhiều tại các vùng núi ở đồng bằng
sông Cửu Long, và tại cao nguyên cũng có, song số lượng ít hơn.
III.
Đặc
điểm
-
Thân: thuộc loại cây bụi gỗ nhỏ, cao 2-7
m, vỏ cây màu nâu vàng, thân gỗ xù xì, nhiều cành nhánh. Thân mai rất cứng
nhưng có độ dẻo nên có thể uốn sửa cành nhánh theo ý muốn, do đó mà mai cũng được
chọn dùng làm cây bonsai rất có giá trị vì vừa có dáng vừa có hoa đẹp.
-
Lá: lá đơn mọc cách, mềm, xanh nhạc bóng,
mép có răng cưa nhỏ. Kích thước lá thay đổi theo giống và điều kiện dinh dưỡng.
-
Hoa: nụ/hoa mai thường mọc ra từ nách lá,
đôi khi có thể mọc từ cành, từ thân, mới đầu là một nụ cái to, gọi là nụ cái,
có vỏ lụa bọc bên ngoài gọi là vỏ trấu. Khi vỏ lụa bung ra thì xuất hiện một
chùm hoa con, có từ một đến mười nụ, (có thể lên tới 20 nụ), sự phát triển của
nụ cái khác chậm, nhưng từ lúc nụ cái bung vỏ lụa, thành chùm hoa, thì chùm hoa
này tăng trưởng rất nhanh, khoảng sau 7-10 ngày là hoa nở.
-
Quả: Mỗi quả mai có 1 hat, khi quả còn non
có màu xanh, sau chuyển sang nâu, đỏ. Hạt có nhiều hạch nhỏ, hạt nhỏ màu xanh
không cuống xếp quanh đế hoa, hạt khi chín chuyển sang màu đen, hạt dễ nảy mầm.
IV.
Công
dụng
1. Trong
y học
1.1.
Trong y học hiện đại
1.2.
Trong y học cổ truyền
Vỏ cây hoa mai vàng có vị
đắng, có tác dụng kích thích tiêu hóa. Ở các tỉnh phía Nam Việt Nam, người ta
dùng vỏ thân cây hoa mai vàng ngâm rượu uống làm thuốc bổ đắng, giúp tiêu hóa dễ
dàng.
2. Một
số lĩnh vực khác
Hầu hết các nơi người ta
biết đến cây mai vàng là một loại cây kiểng rất giá trị, đặc biệt là vào dịp Tết
nguyên Đán của Việt Nam do dáng đẹp, hoa nở vàng rực và tên “mai” cũng được tin
là đem may mắn đến cho con người vào dịp năm mới.
Ở Campuchia và Lào, các
lá non của cây thường được dùng làm rau ăn sống.
V. Nguồn tài liệu tham khảo