LƯỠI CỌP VÀNG

LƯỠI CỌP VÀNG

I.   Thông tin chung

-       Tên khoa học: Dracaena trifasciata Prain. var. laurentii N. E. Br.

-       Tên thường gọi: Lưỡi cọp, Lưỡi hùm, Hổ vĩ mép vàng, Lưỡi mẹ vợ,..

-       Tên tiếng Anh: Snake Plant.

-       Tình trạng bảo tồn: Chưa có tên trong sách đỏ.

-       Bảng phân loại khoa học

Cây lưỡi cọp vàng

Giới (Regnum)

Thực vật (Plantae)

Ngành (Division)

Hạt kín (Magnoliophyta)

Lớp (Class)

Một lá mầm (Liliopsida)

Bộ (Ordo)

Măng tây (Asparagales)

Họ (Familia)

Măng tây (Asparagaceae)

Chi (Genus)

(Dracaena)

Loài (Species)

Lưỡi cọp vàng (Dracaena trifasciata Prain. var. laurentii N. E. Br)

II. Nguồn gốc và phân bố

1.  Nguồn gốc tên gọi

Cây được gọi là lưỡi cọp bởi vì hình dạng lá và mép lá có độ sắc bén.

2.  Khu vực phân bố

-       Trên thế giới:

-       Ở Việt Nam: ngoài tự nhiên cây mọc hoang ở cả miền núi và đồng bằng. Hiện nay được trồng phổ biến ở các hộ gia đình, cơ quan, công viên, khu du lịch,…. để làm cảnh.

III.     Đặc điểm

-       Thân: thuộc loại cây mọng nước, từ gốc mọc thẳng lên, có thân rễ.

-       Lá: nhẵn, có màu xanh đậm, khá cứng và dày, chìa ra từ gốc thành các cành, có hình giáo hẹp, với khoảng 5 đến 6 bụi/cây. Lá Lưỡi hổ có dải màu vàng dọc hai bên lá kéo dài từ gốc đến ngọn.

-       Hoa: nhỏ, mềm mại, có màu trắng ngà mọc thành từng cụm

-       Quả: màu vàng da cam dạng hình cầu.

IV.      Công dụng

1.  Trong y học

1.1. Trong y học hiện đại

Trong gel từ lá cây lưỡi hổ chủ yếu chứa acid acetic, etyl axetat. Gel từ lá cây lưỡi hổ có khả năng kháng khuẩn rất tốt, đặc biệt với vi khuẩn lao. Hoạt chất etyl axetat trong lá cây lưỡi hổ giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn Staphylococcus aureus Escherichia coli.

     Ngoài ra trong rễ còn có alcaloid sansevieria và chất nhựa. Rễ có alcaloid sansevierin. Thân rễ khô gồm alcaloid và nhựa. Trong rễ Lưỡi hổ có chứa alcaloid có trong tác dụng lên tim mạch tương tự như Digitalis nhưng không mạnh bằng. Nhưng alcaloid lại có tác dụng nhanh và đào thải nhanh hơn sau khi sử dụng.

Ngoài ra, hoạt chất barbaloin, aloin và aloe emodin có trong cây lưỡi hổ còn giúp kích thích tiêu hóa và điều hòa co bóp của dạ dày.

1.2.         Trong y học cổ truyền

Trong Đông y, cây lưỡi hổ có tính mát, vị chua, tác dụng thanh nhiệt giải độc, sinh cơ rất tốt. Chỉ định điều trị bằng cây lưỡi hổ cho một số bệnh lý như:

-     Bệnh lý tai mũi họng: Viêm tai, ho, khàn giọng, viêm họng,...

-     Bệnh lý hệ tiêu hoá: Rối loạn tiêu hoá, khó tiêu, viêm loét dạ dày, ợ hơi,...

-     Bệnh về da như viêm da, bỏng nước sôi,...

-     Sỏi thận, cơn hen suyễn hay các chứng bệnh răng hàm mặt như chảy máu chân răng, sâu răng,...

 

2.             Một số lĩnh vực khác

Cây được trồng làm cảnh ở công viên, cơ quan, văn phòng,… hoặc được trồng trong nhà như 1 loại cây phong thủy.

V. Nguồn tài liệu tham khảo

Cây thuốc và vị thuốc VN – Đỗ Tất Lợi

Mới hơn Cũ hơn

Mã QR cho bài viết này