ĐIỀU NHUỘM

 

ĐIỀU NHUỘM

I.              Thông tin chung

-         Tên khoa học: Bixa orellana L.

-         Tên thường gọi: Cây điều màu, cây cà ri,…

-         Tên tiếng Anh:

-         Tình trạng bảo tồn: Chưa có tên trong sách đỏ.

-         Bảng phân loại khoa học

Giới (Regnum)

Thực vật (Plantae)

Ngành (Division)

Hạt kín (Magnoliophyta)

Lớp (Class)

Hai lá mầm (Magnoliopsida)

Bộ (Ordo)

Cẩm quỳ (Malvales)

Họ (Familia)

Điều nhuộm (Bixaceae)

Chi (Genus)

Điều nhuộm (Bixa)

Loài (Species)

Điều nhuộm (Bixa orellana L.)

                    

Cây điều nhuộm trong KDLST Hương Tràm

II.           Nguồn gốc và phân bố

1.    Nguồn gốc tên gọi

 

2.    Khu vực phân bố

-            Trên thế giới: được trồng nhiều ở Bolivia, Brazil, Colombia, Ecuador, Jamaica, Mexico, Peru, Puerto Rico và Cộng hòa Đô-mi-ni-ca. Cây được nhập vào Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á, sau này được du nhập vào các nước Hoa Kỳ, Ấn Độ, Đông Nam Á và Châu Phi.

-            Ở Việt Nam: trong thời kỳ Pháp thuộc cây được nhập nội để trồng, hiện nay loài cây này mọc hoang dại hoặc được trồng rải rác ở vùng nam bộ như Cà Mau, Kiên Giang, Cần Thơ...

III.        Đặc điểm

-       Thân: Cây gỗ nhỏ, cao khoảng 4 - 5 m, có thể đến 10 m, có nhiều cành.

-        Lá: đơn mềm, nhẵn, hình ba cạnh, đầu nhọn, hình tim ở gốc, nhọn ở chóp, dài 12 cm, rộng 7 cm hoặc hơn; cuống phình ở đỉnh, dài 3 - 4 cm.

-        Hoa: tương đối lớn, có màu tía hay trắng, mọc thành chùy ngắn ở đầu cành ngọn hay các nhánh.

-        Quả: nang màu đỏ tím, bao bọc bởi gai cứng, mọc thành chùm, hình tim, mở bằng hai van, mỗi mảnh nang chứa nhiều hạt. Trong mỗi quả có khoảng 50 hạt. Hạt hơi có dạng lập phương trên một cuống ngắn, cuống hạt phồng lên như một cái áo, xung quanh hạt có lớp lổn nhổn   màu đỏ.

IV.  Công dụng

1.      Trong y học

1.1. Trong y học hiện đại

  Thành phần của cây điều nhuộm: vỏ quả chứa tinh dầu 0,05%, nhựa 1-1,65%, tamin, cellulose. Trong cơm quả có chất dễ bay hơi 20-28%, oclean 4,0-5,5%, sucrose 3,5-5,2%, saponin, palmitin, phytosterol, vitamin A. Hạt chứa bixin, dầu có bixola, bixin là một chất có tinh thể màu đỏ tươi. Nó là một carotinoid và là thành phần của chất nhuộm màu đỏ. Ngoài ra còn có carotin và nhiều carotinoid màu vàng. Trong cơm của hạt, còn có chất orelin màu vàng, không có tinh thể. Ngoài ra trong hạt cây điều nhuộm còn có chất alpha-và beta-carotenoids và các thành phần khác như selenium, magiê, canxi.

  Nhiều thí nghiệm xác nhận hiệu quả sử dụng các bộ phận cây điều nhuộm làm thuốc như: chiết xuất từ nước ở rể cây điều nhuộm giúp hạ huyết áp ở chuột, chiết xuất từ đọt và lá non của cây điều nhuộm có tác dụng gây dãn cơ trơn ở lợn và giảm tiết của dạ dày ở chuột, giúp giải thích việc sử dụng nó như là một chất trợ giúp tiêu hóa và rối loạn dạ dày. Chiết xuất từ ​​hạt cây điều nhuộm chứng minh có làm giảm lượng đường máu ở một số loài động vật. Lá cây điều nhuộm có tác động ức chế aldose reductase - một quá trình liên quan đến hệ thần kinh kích hoạt tiểu đường.

  Năm 2000 có thí nghiệm đã xác nhận hiệu quả của chiết xuất lá và vỏ cây điều nhuộm có tác dụng trung hòa nọc rắn ở những con chuột được tiêm nọc độc rắn. Một thí nghiệm nghiên cứu năm 1995 chứng minh dịch chiết từ hoa và là của cây điều nhuộm trong ống nghiệm có hoạt tính kháng khuẩn chống lại vi khuẩn bao gồm cả E. coli và Staphylococcus. Điều này xác minh tính đúng đắn của Y học cổ truyền Nam Mỹ sử dụng của nó hỗ trợ trong điều trị các bệnh lậu và bệnh nhiễm trùng.  Các nghiên cứu ở Brazil cho biết sắc tố bixin (ký hiệu là E-E160b)  từ hạt cây điều nhuộm có khả năng chống tia cực tím, và đã cho thấy chất chống oxy hóa và các đặc tính bảo vệ gan. Tây y Hoa Kỳ công nhận liều dùng 1-20 mg sắc tố bixin từ cây điều nhuộm hàng ngày có tác dụng làm giảm cholesterol cao và huyết áp cao, nếu dùng liều lượng cao có tác dụng lợi tiểu.

1.2. Trong y học cổ truyền

  Hạt cây điều nhuộm có tác dụng thu liễm thoái nhiệt. Hoa có tác dụng bổ huyết trừ lỵ; lá cũng có tác dụng hạ nhiệt. Ở các nước Đông Dương, Inđônêxia, Trung Quốc, chất màu của điều nhuộm dùng làm thuốc săn da và xổ nhẹ.

  Ở Campuchia, lá được xem như có tính chất hạ nhiệt, thường dùng chữa sốt phát ban, sốt rét và các chứng sốt khác. Nước chiết hạt là chất màu da cam dùng để nhuộm màu thức ăn, lụa, bông. Người ta dùng lá tươi đã sao khô sắc uống, 20-30g mỗi ngày; hoặc dùng lá tươi nấu nước tắm. Dùng ngoài không kể liều lượng.

  Ở Châu Mỹ, người ta dùng cơm quả và hạt làm thuốc tẩy giun. Ởnhiều nước nhiệt đới, người ta thường dùng nó chữa lỵ. Nhiều bộ phận cây điều nhộm là thuốc như: chửa sốt, bệnh lỵ, lá sắc uống để ngăn chặn nôn và buồn nôn. Hạt đun trong nước sôi lấy nước uống để trị viêm xoang, hen suyễn, táo bón và rối loạn da và viêm tử cung

  Ở Brazil, lá cây điều nhuộm được sử dụng để điều trị chứng ợ nóng và đau dạ dày do thức ăn cay gây ra, và như là một chất lợi tiểu. Nó cũng được dùng để trị bệnh sốt và sốt rét, lá đâm nhuyễn đắp ngoài để điều trị bỏng.

  Ở Colombia hạt cây điều nhuộm giả nát để trị rắn cắn, tiêu đờm. Rể nấu dùng để trị ho bệnh đường ruột. Bộ lạc Cojedes dùng hoa cây điều nhuộm giả nát để tha miệng trị đẹn cho trẻ sơ sinh.

  Ở Peru dùng 8-10 lá cây điều nhuộm khô được đun sôi trong 10 phút trong 1 lít nước. Mỗi ngày uống 3 lần sau bửa ăn có tác dụng điều trị các rối loạn tuyến tiền liệt và viêm nội bộ, tăng huyết áp động mạch, cholesterol cao, béo phì, viêm bàng quang, suy thận, và để loại bỏ acid uric. Nước sắc này cũng được khuyến cáo như là một chất khử trùng âm đạo, rửa trị nhiễm trùng da, rối loạn gan và dạ dày.

2.      Một số lĩnh vực khác

Cây được trồng lấy hạt để tạo màu trong ẩm thực.

V.     Nguồn tài liệu tham khảo

Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi.

Mới hơn Cũ hơn

Mã QR cho bài viết này