HUYẾT DỤ
I.
Thông tin chung
-
Tên khoa học: Cordyline terminalis Kunth. var ferrea
-
Tên thường gọi: phất
dụ,…
-
Tên tiếng Anh
-
Tình trạng bảo tồn:
Chưa có tên trong sách đỏ.
-
Bảng phân loại
khoa học
Giới (Regnum) |
Thực vật (Plantae) |
Ngành (Division) |
Hạt kín (Magnoliophyta) |
Lớp (Class) |
Một lá mầm (Liliopsida) |
Bộ (Ordo) |
Măng tây (Asparagales) |
Họ (Familia) |
Phất dụ (Dracaenaceae) |
Chi (Genus) |
Huyết dụ (Cordyline) |
Loài (Species) |
Huyết dụ (Cordyline
terminalis Kunth. var ferrea) |
Cây huyết dụ trong KDLST Hương Tràm |
II.
Nguồn gốc và
phân bố
1.
Nguồn gốc tên gọi
2.
Khu vực phân bố
-
Ở Việt Nam cây mọc
hoang hoặc được trồng phổi biến ở khắp nơi.
III.
Đặc điểm
-
Thân: cây nhỏ
nhưng có thể cao từ 2 đến 5 m, có mang nhiều đốt sẹo trên thân, ít phân nhánh.
-
Lá: dài khoảng 30
đến 90 cm; rộng khoảng 2 đến 7 cm và bóp nhọn ở cuối. Lá mọc
tập trung ở ngọn, xếp thành 2 dãy, hình lưỡi kiếm, hai mặt màu đỏ tía.
-
Hoa: mọc thành cụm
ở ngọn thân thành chùm xim hoặc chùy phân nhánh, dài 30-40 cm, mỗi nhánh mang rất
nhiều hoa màu trắng, mặt ngoài màu tía; 3 lá đài, thuôn nhọn, hoa có 3 cánh,
hơi thắt lại ở giữa; 6 nhị, thò ra ngoài tràng; bầu có 3 ô.
-
Quả mọng hình cầu.
IV.
Công dụng
1.
Trong y học
1.1.
Trong y học hiện đại
Theo phân tích lá cây huyết
dụ có phenol, acid amin, đường, anthocyan. Theo nghiên cứu có một số công dụng
như sau:
- Kháng viêm và chống oxi
hóa, chống ung thư dạ dày, tăng co tử cung (khi nghiên cứu ở thỏ).
- Ngoài ra huyết dụ có
tác dụng giống estrogen nhưng yếu hơn. Tác dụng kháng khuẩn của huyết dụ ứng dụng
trong nuôi cấy mô.
1.2.
Trong y học cổ truyền
Huyết dụ có vị hơi ngọt, tính bình có tác dụng làm mát
huyết, cầm máu, tán ứ định thống, cầm máu, bổ huyết, tiêu ứ, dùng chữa rong
kinh, chữa lỵ, xích bạch đới, phong thấp nhức xương…
Thường được dùng trị lao phổi với ho thổ huyết, rong
huyết, băng huyết, lậu huyết, kinh nguyệt ra quá nhiều, kiết lỵ ra máu, phong
thấp, đau nhức xương, chấn thương bị sưng, viêm ruột, lỵ. Dân gian còn dùng huyết
dụ để trị ho gà ở trẻ em.
2.
Một số lĩnh vực
khác
Huyết dụ hay được trồng trong phòng vì có khả năng lọc
chất fomandehide rất hiệu quả
Do lá có màu đẹp nên cũng được trồng làm cây cảnh.
V.
Nguồn tài liệu tham khảo
Từ điển Cây thuốc Việt Nam Tập 1.