ĐUÔI CHUỘT
I. Thông tin chung
-
Tên khoa học: Stachytarpheta jamaicensis
-
Tên thường gọi: Đũa
bếp, Đuôi lươn, Hải tiên, Mạch lạc, Giả mã tiên.
-
Tên tiếng Anh: Aaron’s rod, bastard vervain, brazilian tea,
devil’s coach whip,…
-
Tình trạng bảo tồn:
Chưa có tên trong sách đỏ.
-
Bảng phân loại khoa
học
Giới (Regnum) |
Thực vật (Plantae) |
Ngành (Division) |
Hạt kín (Magnoliophyta) |
Lớp (Class) |
Hai lá mầm (Magnoliopsida) |
Bộ (Ordo) |
Bạc hà (Lamiales) |
Họ (Familia) |
Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) |
Chi (Genus) |
Stachytarpheta |
Loài (Species) |
Đuôi chuột (Stachytarpheta jamaicensis) |
Cây đuôi chuột mọc thành bụi ở KDLST Hương Tràm |
II.
Nguồn gốc và phân bố
1. Nguồn gốc tên gọi
Cây có tên là đuôi chuột, đuôi lươn,... dựa theo hình dạng cùi hoa ở ngọn cây.
2.
Khu vực phân bố
-
Thế giới: cây
mọc ở nhiều nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan,…
- Việt Nam: cây mọc
dại ven đường, chân đồi, bãi hoang, nơi có đất cát pha,…
III.
Đặc điểm
-
Thân: thân thảo, sống
lâu năm, thân cây có màu lục tím, cao khoảng 2m, phân nhánh nhiều. Cành non gần
vuông, có phủ lông thưa.
-
Lá: mọc đối xứng, hình
trái xoan, phiến lá rộng 2 - 4cm, dài 3 - 8cm, mép lá có răng cưa, 2 mặt lá đều
nhẵn hoặc có rất ít lông. Cuống Lá mảnh, có cánh.
-
Hoa: mọc thành cụm
dài khoảng 20 - 40cm và có màu xanh tím, không có cuống. Đài hoa hình trụ, hẹp,
nhẵn, có 4 – 5 răng nhọn, tràng nhẵn, ống cong, mặt trong có lông ở đỉnh, có 5
thùy nghiên rộng và tròn.
Hoa đuôi chuột |
-
Quả: quả nang, hình
quả lê dài khoảng 4 - 5mm. Cây ra hoa và quả vào khoảng tháng 4 - tháng 6 hằng
năm. Hạt không có phôi nhũ.
IV.
Công dụng
1.
Trong
y học
1.1. Trong y học hiện đại
Cây
đuôi chuột có chứa nhiều chất glycoside trên thân cây, lá và thân đồng thời chứa
cả amphetamine và dopamine.
Trong thí nghiệm sàng lọc dược lý, dịch chiết
thùy đuôi chuột được tiêm vào màng bụng có tác dụng giảm vận động, gây mất điều
hòa, an thần, giảm đau, giảm sa mí mắt, mọc lông và hạ thân nhiệt. Cao etanol
lá và thân tươi có tác dụng chống co thắt và giãn mạch. Chiết xuất ethyl
acetate của lá làm chậm sự phát triển của ấu trùng muỗi Aedes aegypti và cũng
có tác dụng chống lại Boophilus microplus.
1.2. Trong
y học cổ truyền
Đuôi chuột có tính lạnh, vị đắng, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi
tiểu, tiêu viêm, thanh nhiệt cơ thể, chữa nhiễm trùng đường
tiết niệu, đau gân cốt, viêm kết mạc cấp, tiêu chảy, viêm họng, cảm lạnh, lỵ, …
2. Một
số lĩnh vực khác
Lá có thể làm nước uống
thay chè.
V. Nguồn tài liệu tham khảo
Tra cứu dược liệu đuôi chuột: https://tracuuduoclieu.vn/duoi-chuot.html