I.
Thông tin chung
-
Tên khoa học: Leea rubra Bl. ex Spreng.
-
Tên thường gọi: cu
chót; gối hạc tía; đơn gối hạc; con ma; phỉ tử; kim lệ; mũn; mạy chia,…
-
Tên tiếng Anh
-
Tình trạng bảo tồn:
Chưa có tên trong sách đỏ.
-
Bảng phân loại
khoa học
Giới (Regnum) |
Thực vật (Plantae) |
Ngành (Division) |
Hạt kín (Magnoliophyta) |
Lớp (Class) |
Hai lá mầm (Magnoliopsida) |
Bộ (Ordo) |
Nho (Vitales) |
Họ (Familia) |
Củ rối (Leeaceae) |
Chi (Genus) |
(Leea) |
Loài (Species) |
Gối hạc (Leea rubra Bl. ex Spreng.) |
Lá và trái của cây gối hạc |
II.
Nguồn
gốc và phân bố
1. Nguồn
gốc tên gọi
Thân
có rãnh dọc và phình lên ở các nốt sần giống gối của con chim hạc nên được gọi
là cây gối hạc.
2. Khu
vực phân bố
Phân bố ở Ấn Độ, Việt
Nam, Campuchia, Malaysia, Indonesia. Ở nước ta gặp ở Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Thái
Nguyên vào tới Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hà Tiên.
III. Đặc điểm
-
Thân: mọc thành bụi rậm cao tới 1 - 1,5m.
Thân có rãnh dọc và phình lên ở các nốt sần giống như gối của con chim hạc. Củ
màu hồng, trắng và vàng.
-
Lá: Lá kép lông chim 3 lần, phần trên 2 lần,
lá chét có răng cưa thô, to, dài 5 - 11cm, rộng 25 – 60 mm, gần như không cuống.
-
Hoa: nhỏ màu hồng mọc thành xim ở đầu
cành.
Hoa của cây gối hạc |
-
Quả: đường kính 6 - 7mm, hạt 4 – 6 mm, dài
4 mm. Khi chín quả có màu đen, mùa quả vào tháng 5 - 10.
IV. Công dụng
1.
Trong y học
1.1. Trong
y học hiện đại
Một nghiên cứu về thực vật ở Brazil: Cây Gối
hạc có chứa lượng đáng kể chất ức chế enzym chuyển đổi angiotensin và điều này
đồng nghĩa với khả năng chống tăng huyết áp.
1.2 .
Trong y học cổ truyền
Dân
gian thường sử dụng cây gối hạc chữa sưng đau khớp gối, đau xương khớp, đau
lưng, nhức mỏi, trị đau bụng và rong kinh. Hạt của cây gối hạc thường được dùng
trị giun đũa, sán xơ mít và giun kim.
2.
Một số lĩnh vực khác
V.
Nguồn
tài liệu tham khảo
Từ điển thực vật thông dụng
Tra cứu dược liệu Gối hạc:
https://tracuuduoclieu.vn/goi-hac.html.