I. Thông tin chung
-
Tên khoa học: Momordica
cochinchinensis (Lour.) Spreng.
-
Tên thường gọi: Gấc
- Tên tiếng Anh: Baby Jackfruit, Cochinchin Gourd, Spiny Bitter Gourd, Sweet Gourd.
-
Tình trạng bảo tồn:
Chưa có tên trong sách đỏ.
-
Bảng phân loại
khoa học
Giới (Regnum) |
Thực vật (Plantae) |
Ngành (Division) |
Hạt kín (Magnoliophyta) |
Lớp (Class) |
Hai lá mầm (Magnoliopsida) |
Bộ (Ordo) |
Bầu bí (Cucurbitales) |
Họ (Familia) |
Bầu bí (Cucurbitaceae) |
Chi (Genus) |
Mướp đắng (Momordica) |
Loài (Species) |
Gấc (Momordica cochinchinensis (Lour.)
Spreng.) |
Dây gấc trong KDLST Hương Tràm |
1.
Nguồn gốc tên gọi
Gấc
được một người Bồ Đài Nha J.
Lourciso phát hiện ở miền Nam nước ta nên trong tên khoa học của gấc,
"cochinchinensis" có nguồn gốc từ tên được sử dụng để gọi miền nam Việt
Nam trong thời kỳ thuộc địa của Pháp, Nam Kỳ - Cochinchina, ông đã đặt tên cho
gấc là Muricia Cochinchinensis . Sau đó, Sprengel phát hiện ra rằng cây
thuộc chi Linnean Momordica và đổi tên vào năm 1826.
2.
Khu vực phân bố
Cây thường mọc rải rác trong rừng thứ sinh, khe
núi và ven đường. Ngoài ra, cũng có người trồng để lấy quả. Để trồng cây này, cần
đất tơi xốp, cao ráo, nhiều mùn và ẩm mát. Có thể trồng bằng hạt hoặc đoạn dây
bánh tẻ vào tháng 2-3 âm lịch. Cây này phân bố rộng khắp trên toàn Việt Nam
cũng như ở các quốc gia khác như Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia và nhiều nơi khác.
III.
Đặc
điểm
-
Thân: leo bằng tua cuốn, nhiều dây phát triển từ một gốc, trên dây
có nhiều đốt, mỗi đốt đều có lá. Dây sẽ khô héo mỗi năm một lần nhưng sẽ mọc ra
nhiều thân mới từ gốc vào mùa xuân năm sau.
-
Lá: xẻ thùy sâu tới 1/3 - 1/2 phiến và mọc so le. Đường kính phiến lá 12 -
20cm, phía đáy lá hình tim, mặt trên lá màu xanh lục xám, sờ nhám.
-
Hoa: đơn tính, to, màu vàng nhạt, nở vào khoảng tháng 4 - 5.
Hoa gấc |
-
Quả: hình bầu dục, dài khoảng 15cm, đáy nhọn, bên ngoài có nhiều
gai mềm. Quả sống có màu xanh, chính vỏ màu gạch đến đỏ. Bên trong quả, hạt xếp
thành hàng dọc, bao quanh bởi màng hạt màu đỏ máu. Khi bóc màng, lộ ra lớp vỏ hạt
cứng đen, có răng cưa tù quanh mép. Hạt rộng 19 - 31mm, dài chừng 25 - 35 mm và
dày 5 - 10mm, hình dạng gần giống con ba ba. Hạt Gấc có nhân và chứa nhiều dầu.
Quả gấc còn sống (1), quả gấc chín (2), cơm gấc (3) và hạt gấc (4) |
IV. Công dụng
1. Trong
y học
1.1. Trong
y học hiện đại
Mỗi hạt gấc chứa 2.9% chất vô cơ, 6% nước,
55.3% chất béo, 2.9% đường, 16.6% chất protit, 1.8% tanin cùng 11.7% chất không
thể xác định. Hạt gấc cũng chứa nhiều khoáng chất như coban, sắt, đồng,
selenium, kẽm,... mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong dầu chiết từ áo hạt
chứa các acid béo gồm: Acid oleic, acid stearic, acid panmitic, acid linoleic.
Ngoài ra còn có hàm lượng β-caroten (tiền chất của vitamin A)
rất cao nên có tác dụng hỗ trợ điều trị mờ mắt, khô
mắt, làm sáng mắt, bổ mắt, điều trị sạm da, bổ sung cho trẻ em chậm lớn, suy
dinh dưỡng do thiếu Vitamin A. Trộn dầu Gấc vào thức ăn đã nấu chín hoặc uống mỗi
ngày.
Ngoài ra dùng thuốc mỡ chứa 5 - 10% dầu Gấc hoặc dầu Gấc nguyên chất để bôi lên vết bỏng giúp mau lên da non, chóng lành vết thương. Lớp màng đỏ bao quanh hạt Gấc hoặc dầu chiết từ màng này chứa rất nhiều vitamin E có tác dụng chống oxy hóa, chống lão hóa tế bào. Vì vậy, dầu Gấc đang được sử dụng nhiều trong sản xuất dược mỹ phẩm như son môi, kem dưỡng da… giúp cho làn da mịn màng, chống khô da, sạm da, rụng tóc…Dầu Gấc giúp nhuận tràng, thích hợp cho người bị táo bón. Tuy nhiên, người đi phân lỏng không nên dùng dầu Gấc.
1.2. Trong
y học cổ truyền
Hạt Gấc có vị đắng, hơi
ngọt, tính ấm, có độc, có tác dụng tiêu tích lợi trường, tiêu thũng, sinh cơ,
và có tác dụng tiêu sưng khi dùng ngoài. Rễ Gấc có vị hơi đắng, mùi thơm, tính
mát, có tác dụng trừ thấp nhiệt, hoạt huyết, và lợi tiểu. Dầu Gấc có vị ngọt,
tính bình, và có tác dụng bổ tỳ vị và làm sáng mắt. Dùng cho trẻ chậm lớn, phụ
nữ mang thai, cho con bú, bệnh khô mắt,
quáng gà.
2. Một
số lĩnh vực khác
-
Gấc dùng phổ biến
trong ẩm thực để lấy màu đẹp khi nấu xôi, lá non làm gia vị cho một vài món ăn.
-
Thịt quả dùng để
đắp mặt nạ giúp sáng da, giảm nếp nhăn,…
IV. Nguồn tài liệu tham khảo
Những Cây thuốc và Vị thuốc Việt Nam.
Tra cứu dược liệu
Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam.