DỪA CẠN TRẮNG

 

DỪA CẠN TRẮNG

I.    Thông tin chung

-        Tên khoa học: Catharanthus roseus 

-        Tên thường gọi: dương giác; bông dừa; hoa hải đằng; trường xuân,…

-        Tên tiếng Anh: pervenche de Madagascar.

-        Tình trạng bảo tồn: Chưa có tên trong sách đỏ.

-        Bảng phân loại khoa học

Giới (Regnum)

Thực vật (Plantae)

Ngành (Division)

Hạt kín (Magnoliophyta)

Lớp (Class)

Hai lá mầm (Magnoliopsida)

Bộ (Ordo)

Long đởm (Gentianales)

Họ (Familia)

Trúc đào (Apocynaceae)

Chi (Genus)

Catharanthus

Loài (Species)

Dừa cạn trắng (Catharanthus roseus)

              

Cây dừa cạn trắng
II.  Nguồn gốc và phân bố

1.    Nguồn gốc tên gọi

Từ Catharanthus bắt nguồn từ từ kartharos có nghĩa là tinh khiết, anthos vì hoa rất đẹp.

2.    Khu vực phân bố

-         Trên thế giới: cây mọc hoang dại và được trồng ở nhiều nơi như: châu Úc, châu Phi, Ấn Độ, Indonesia, Philiphin, Braxin, một phần châu Âu và châu Mỹ (vùng không lạnh).

-         Việt Nam: thường gặp nhiều ở các tỉnh gần biển, nhưng hiện nay phân bố rộng khắp, trước đây trồng để làm cảnh, bây giờ trồng nhiều để lấy cây, lá và rễ để chế thuốc.

III.        Đặc điểm

-         Thân: thân thảo, sống nhiều năm, cao 40 – 80 cm, thân gỗ ở phá gốc, mềm ở phía trên, cành đứng, mọc thành bụi dày.

-         Lá: dài 3 – 8 cm, rộng 1 - 2,5 cm, thuôn dài, đầu nhọn và hẹp dần về phía cuống, không có nhựa mủ, mọc đối xứng. Cuống lá ngắn; gân lá hình lông chim, lồi ở mặt dưới.

-         Hoa: mọc riêng lẻ ở kẽ lá phía trên, màu trắng; giữa hoa thường có màu vàng hoặc đỏ sậm, có mùi thơm đặc trưng. Đài hoa hợp thành ống ngắn, tràng hợp hình đinh, mỗi hoa có 5 cánh mỏng. 5 nhị rời, đính lên ống tràng, xen kẽ cánh hoa. Lá noãn 2, hợp với nhau ở vòi và đầu nhuỵ nhưng rời ở bầu.

Hoa dừa cạn trắng


-         Quả: quả gồm 2 đại, rộng 2 – 3 mm, dài 2 – 4 cm, mọc thẳng đứng, đầu quả hơi tù, trong có 12 - 20 hạt nhỏ, hình trứng, màu nâu nhạt. Trên bề mặt hạt có những nốt nổi, xếp thành hàng dọc. mùa hoa quả gần như quanh năm.

IV. Công dụng

1.    Trong y học hiện đại

Tính đến năm 1964 từ dừa cạn, Svoboda và cộng sự đã chiếc được hơn 55 chất khác nhau và chia thành hai nhóm:

-         Nhóm ancaloid monomer có nhân indol hay indolinic: dihydroindol như ajmalicine có nhiều trong rễ, alstonin , serpentin, akuammin, reserpin, catharanthin và vindolin.

-         Nhóm ancaloid dimer tiêu biểu như vinblastin, leurosin, leurocristin,..

 chất chứa nhiều alcaloid có hoạt tính như: vincristin, vindoline, vindolinine, tetrahydroalstonin, catharanthine, pirinin, …..

    Ngoài ra còn có một số chất khác như: axit pyrocatechic, flavonic, anthocyanin,…

Những chất từ dừa cạn có vai trò trong điều trị một số bệnh như sau:

-         Điều trị ung thư

Vincristin và vinblastin có tác dụng ức chế mạnh lên tế bào hoặc sự phân bào, dẫn đến kìm hãm tăng sinh quá mức bạch cầu ở bệnh nhân ung thư máu. Đây là phương pháp điều trị bệnh bạch cầu tốt nhất hiện nay. Tuy nhiên vincristin hiệu quả đối với bệnh nhân ung nhưng lại gây hại cho thai nhi và ức chế hệ thần kinh trung ương.

-         Điều trị giun ký sinh và lợi tiểu

Các hoạt chất catharanthin, vindoline và vindolidin trong dừa cạn có tác dụng tẩy giun và tác dụng lợi tiểu khá mạnh, nhưng ajmalicin lại gây tác động ngược lại.

2.    Trong y học cổ truyền

     Theo Đông y, cây dừa cạn có vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng hoạt huyết, tiêu thũng, hạ huyết áp và giải độc. Ngoài ra còn được dùng để thông tiểu tiện, chữa bệnh đi tiểu đỏ và ít, bị bế kinh, huyết áp cao, tiêu hóa kém.

     Từ lâu đời, người dân ở Ấn Độ, châu Úc, nam châu Phi và quần đảo Antilles đã dùng dừa cạn chữa bệnh đái tháo đường, tuy nhiên tác dụng này chưa được chứng minh bằng nghiên cứu. Trong dân gian, người dân dùng rễ dừa cạn để tẩy giun và hạ sốt.

3.    Một số lĩnh vực khác

     Nhiều nơi còn trồng dừa cạn để là cảnh vì cây dễ trồng, có hoa nhiều, quanh năm và có nhiều màu hoa đẹp như tím, đỏ, trắng, hồng,…

V. Nguồn tài liệu tham khảo

·       Dược điển Việt Nam V.

·       Những Cây thuốc và Vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi).

·       Tra cứu dược liệu: https://tracuuduoclieu.vn/dua-can.html

·       Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam - tập 1.


Mới hơn Cũ hơn

Mã QR cho bài viết này