DONG RIỀNG
I.
Thông tin chung
-
Tên khoa học: Canna
edulis Ker Gawl.
-
Tên thường gọi:
Chuối củ; Khoai đao; Khương vu; Khoai riềng.
-
Tên tiếng Anh
-
Tình trạng bảo tồn:
Chưa có tên trong sách đỏ.
-
Bảng phân loại
khoa học
Giới (Regnum) |
Thực vật (Plantae) |
Ngành (Division) |
Hạt kín (Magnoliophyta) |
Lớp (Class) |
Một lá mầm (Magnoliopsida) |
Bộ (Ordo) |
Gừng
(Zingiberales) |
Họ (Familia) |
Dong riềng (Cannaceae) |
Chi (Genus) |
Dong riềng (Canna) |
Loài (Species) |
Dong riềng đỏ (Canna edulis Ker
Gawl.) |
Cây dong riềng |
II.
Nguồn gốc và phân bố
1.
Nguồn gốc tên gọi
2.
Khu vực phân bố
Dong riềng đỏ có nguồn gốc từ các nước vùng nhiệt đới Nam Mỹ từ rất xa xưa, sau đó được ưa chuộng và phát triển rộng rãi ở nhiều quốc gia vùng nhiệt đới khác bao gồm cả vùng Đông Nam A, Nam Á và châu Đại Dương.
Ở Việt Nam, Dong riềng đỏ là một loài cây quen thuộc, được trồng nhiều và phổ biến hơn ở các tỉnh miền núi, trung du và đồng bằng bắc bộ so với các tỉnh miền nam. Tại Việt Nam, một số tỉnh thành trồng nhiều Dong riềng đỏ bao gồm: Sơn La, Điện Biên, Yên Bái, Tuyên Quang, Lào Cai, Hòa Bình,...
III.
Đặc điểm
-
Thân: thân thảo,
cây nhỏ, chiều cao cây khoảng từ 1 đến 1,5m, cây sống hằng năm. Củ Dong riềng đỏ
là do thân rễ phình ra hình thành, có nhiều lớp vảy mỏng xung quanh.
-
Lá: dài khoảng 30
- 50cm, lá rộng 20 - 30cm, lá mọc dạng so le hình trứng hoặc hình bầu dục, gốc
lá không cuống, lá có đầu tù hoặc hơi nhọn, hai mặt lá nhẵn màu lục tím, mép gợn
sóng, gân ở giữa lá to, nổi gồ lên ở mặt dưới lá, bẹ lá to và dai, gân phụ chạy
song song rất rõ.
Lá dong riềng rất to |
-
Hoa: mọc ở ngọn thân
thành chùm hoặc bông, hoa dạng lưỡng tính không đều, màu trắng hoặc đỏ, lá bắc
thuôn hẹp; đài hoa có 3 răng bằng nhau, hẹp ngang, hoa có từ 4 đến 5 nhị lép biến
đổi thành những bảng mỏng nhìn như cánh hoa, nhị 1 mang ½ bao phấn trên một bản
có màu tương tự cánh hoa; tràng 4 cánh, xếp xen kẽ với lá đài, dính nhau thành ống
ngắn ở gốc. Bầu hạ 4 ô, nhiều noãn.
Hoa dong riềng có nhiều màu |
-
Quả: dạng nang, có
gai mềm, hạt rắn hình cầu.
Quả dong riềng |
IV.
Công dụng
1. Trong y học
1.1.Trong y học hiện đại
Thành phần chủ yếu
trong củ Dong riềng đỏ là tinh bột chiếm khoảng 28%. Ngoài ra, Dong riềng đỏ
còn có chưa tanin. tinh bột Dong riềng có độ ẩm, hàm lượng protein, độ trong
cao hơn so với tinh bột củ dong. Tiêu chí chất béo, amylose, hàm lượng sợi thấp
hơn so với tinh bột củ dong.
Một nghiên cứu ở
Việt Nam, báo cáo rằng dịch chiết thân rễ Dong riềng đỏ có khả năng chống lại sự
kết tập tiểu cầu, chống đông máu và chống oxy hóa mạnh. Các tính năng này khá
tương tự với các thuốc tim mạch được sử dụng cho các bệnh về tim như thiếu máu
cơ tim, tắc mạch máu ở tay chân, xơ vữa mạch…. Nhờ đó mà thân rễ Dong riềng đỏ
là một trong những nguồn tiềm năng cho các nghiên cứu trong lĩnh vực dược phẩm
hỗ trợ tim mạch.
Ngoài ra, rễ Dong
riềng đỏ còn được các nhà nghiên cứu chứng minh là có khả năng chống oxy hóa,
tương tự như vitamin C.
1.2.Trong y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền,
dong riềng đỏ có tính mát, vị ngọt nhạt, có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp,
giáng áp, an thần. Rễ dong riềng đỏ được sử dụng để chữa trị bệnh viêm gan.
Dùng ngoài da chữa chấn thương do té ngã, viêm mủ. Hoa dong riềng được sử dụng
để chữa xuất huyết ngoại thương.
Rễ tươi giã nát, đắp tại chỗ để chữa
đòn ngã chấn thương. Ở Campuchia rễ còn được sử dụng để điều trị ghẻ lở. Rễ được
dùng với tác dụng lợi tiểu, chữa phù, làm ra mồ hôi, trị sốt, hạt để chữa suy
tim, chấn thương tại Ấn Độ. Ở Indonesia, tinh bột thân rễ dong riềng hay gọi là
củ dong riềng được sử dụng để chữa bệnh đường ruột như tiêu chảy, viêm ruột,
đau bụng. Ở Guiana, thân rễ tươi giã nát dùng để lợi tiểu.
2. Một số lĩnh vực khác
Các nghiên cứu về tổng hợp hạt nano bạc
(AgNPs) từ dịch chiết lá dong riềng đỏ. Theo báo cáo cho thấy, hạt nano bạc này
có khả năng ức chế sự sinh trưởng và hoạt động của các vi sinh vật gây bệnh, tại
nồng độ khảo sát có khả năng ức chế vi sinh vật thì không có một báo cáo nào ảnh
hưởng đến các tế bào của động vật và người. Nhờ đó, mà các nhà nghiên cứu cho rằng
dong riềng đỏ là một trong những nguyên liệu sáng giá cho việc sản xuất các
nano bạc thân thiện với môi trường, tiết kiệm chi phí và không độc hại.
Trong dân gian người
ta thường chế biến bột Dong riềng làm bánh, miến, rễ củ luộc ăn ngon; ngoài ra
Dong riềng còn được sử dụng trong công nghiệp dược phẩm. Tuy nhiên tanin trong dong
riềng đỏ dễ gây táo bón khi ăn.
V. Nguồn tài liệu tham khảo
Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam.
Tra cứu dược liệu: https://tracuuduoclieu.vn/dong-rieng.html
Từ điển Cây thuốc Việt Nam Tập 1