DÂY CHOẠI
I.
Thông tin chung
-
Tên khoa học: Polypodium palustris Burm.f./ Stenochlaena palustris.
-
Tên thường gọi:
Rau choại, đọt choại,…
-
Tên tiếng Anh:
Polybody Plant.
-
Tình trạng bảo tồn:
Chưa có tên trong sách đỏ.
-
Bảng phân loại
khoa học
Giới (Regnum) |
Thực vật (Plantae) |
Ngành (Division) |
Dương xỉ (Pteridophyta) |
Lớp (Class) |
Dương xỉ (Pteridopsida) |
Bộ (Ordo) |
Dương xỉ (Blechnales) |
Họ (Familia) |
Dương xỉ lá dừa (Blechnaceae) |
Chi (Genus) |
Dây choại (Polypodium) |
Loài (Species) |
Choại (Polypodium
palustris Burm.f.) |
Dây choại |
1. Nguồn gốc tên gọi
2.
Khu vực phân bố
Choại có nguồn gốc từ Ấn
Độ, phân bố rộng ở Nam Á (Ấn Độ), Đông Nam Á (Thái Lan, Việt Nam, Lào,
Campuchia, Mã Lai, Indonesia), Trung Quốc (Quảng Đông, Hải Nam, Vân Nam),
Australia và đảo Samoa (Nam Thái Bình Dương).
Rau choại là loài thực vật
thân thảo dây leo sống hoang dại trong rừng ẩm nhiệt đới (với độ cao đến 400 m)
và vùng ven sông rạch nước ngọt, nước lợ và nước mặn có dao động thủy triều.
Ở Việt Nam dây choại có
nhiều ở vùng Đồng Tháp Mười, Cà Mau, Hậu Giang, Rạch Giá.
Cho đến hiện nay không có
tài liệu nói nơi nào trên thế giới đã trồng loài cây này.
III.
Đặc điểm
-
Thân: Có hai đạng
thân:
+
Thân ngầm: Như dạng củ, mọc ngầm trong đất. Chính thân ngầm là nơi sản sinh các
non từ gốc. Loại chồi này là hình thức chủ yếu trong một bụi dây choại.
+
Thân khí sinh: Là loại chồi mọc từ thân ngầm và phát triển thành dây leo thân
thảo. Loài dây này ít khi phân nhánh trên thân leo. Trong kinh nghiệm dân gian
muốn cây mọc nhánh mới phải đập dập nát phần ngọn hay phần phía cuối đoạn dây bị
cắt. Thân dây leo có khả năng leo leo (hoặc bò) rất xa, dài tới 15-20 m, thân
có vẩy hơi thưa, xếp lợp. Đọt non (mọc từ gốc) có dạng uốn cong và cuộn chặt
nhiều vòng, thân bên dưới cuộn xoắn mềm và dài tới 40-50 cm, chính đọt non mọc
từ gốc mới có giá trị làm rau ngon nhất, khi đọt non phát triển các vòng tháo dần
ra, phần thân già hóa xơ và rất bền chắc.
-
Lá: kép lông chim,
mọc so le cách quãng nhau, cuống dài 7-20cm, gân lá chính dài 30-50cm, mổi bên
có khoảng 15 lá kép xếp hàng răng lượt giống như lá dừa, phiến lá chét dài
10-15 cm, rộng 3 cm. Khi mới mọc lá cũng uốn cong nhiều vòng sau đó thẳng dần từ
gốc lá. Sự bung ra của lá như vậy gọi là kiểu xếp lá hình thoa. Lá được chia ra
thành ba loại:
+
Lá dinh dưỡng (Trophophyll): Là lá không sinh ra bào tử, vì thế nó chỉ sản xuất
các chất đường nhờ quang hợp. Nó tương tự như các lá xanh điển hình của thực vật
có hoa.
+
Lá sinh sản hay lá bào tử (Sporophyll): Lá này sinh ra bào tử màu vàng nâu ở mặt
dươi phiến lá. Loại lá này có chức năng tương tự như các vảy của nón thông ở thực
vật hạt trần hay như nhị và nhụy ở thực vật hạt kín. Tuy nhiên, không gióng như
thực vật có hoa, các lá bào tử của dương xỉ thông thường không chuyên biệt hóa,
trông tương tự như các lá dinh dưỡng và cũng sản xuất các chất đường bột nhờ
quang hợp, giống như các lá dinh dưỡng.
+
Lá sinh sản đặc biệt (Brophophyll): Lá có kích thước khá lớn so với lá sinh sản
và lá bình thường, nó sinh ra một lượng lớn bất thường các bào tử. Hình dạng của
nó cũng giống như các lá dinh dưỡng.
-
Thể giao tử của
dương xỉ lại rất khác biệt với các thể giao tử của thực vật có hạt. Chúng thông
thường bao gồm:
+
Nguyên tản có cấu trúc màu xanh lục, có khả năng quang hợp, dày một lớp tế bào,
thường có dạng hình tim hay hình thận, dài 3–10 mm và rộng 2–8 mm. Nguyên tản
sinh ra các thể giao tử nhờ:
+
Các túi đực: Các cấu trúc nhỏ hình cầu sinh ra tinh trùng có tiên mao.
+
Các túi noãn: Cấu trúc hình bình thót cổ sinh ra một trứng ở đáy, và tinh trùng
tiến tới được chỗ đó bằng cách chui qua cổ.
IV.
Công dụng
1.
Trong y học
1.1.
Trong y học hiện đại
Ở Indonesia, nhất là các tỉnh Kalimantan Trung
và Kalimantan Nam, gười dân tại các nơi đó tin là loại rau này tốt
cho sức khoẻ, đặt biệt là cung cấp nguồn chất sắt, và trị được các bệnh về da,
sốt rét, sốt và duy trì tuổi thanh xuân.
Ở Malaixia, người ta dùng nước sắc của cây và dịch của
nó để uống trị các cơn sốt, nước hãm cây dùng đắp vào đầu để hạ nhiệt, làm mát.
Dây choại dùng để bện lợp, đăng, đó.
Cành, lá phơi khô để dành nấu nước uống giải nhiệt.
Có tính mát, lợi tiểu, chống táo bón và làm ngưng các
cơn đau âm ỉ do viêm đại tràng, giúp dễ ngủ.
1.2.
Trong y học cổ
truyền
2.
Một số lĩnh vực khác
- Đọt lá non có thể ăn sống, nộm (gỏi), làm
rau luộc, rau xào, nấu canh chua, nhúng lẫu.
- Thân bò trước đây cũng được dùng làm dây.
V.
Nguồn tài liệu tham khảo
Dự án điều
tra sinh vật và dược liệu biển – Học viện Quân Y