CỎ HÔI

                                                 CỎ HÔI

I.    Thông tin chung

-          Tên khoa học: Ageratum conyzoides L.

-         Tên thường gọi: Cây hoa ngũ vị; cây bù xít; thắng hồng kế; cứt lợn; cỏ thúi…

-         Tên tiếng Anh:

-         Tình trạng bảo tồn: Chưa có tên trong sách đỏ

-         Bảng phân loại khoa học

Giới (Regnum)

Thực vật (Plantae)

Ngành (Division)

Hạt kín (Magnoliophyta)

Lớp (Class)

Hai lá mầm (Magnoliopsida)

Bộ (Ordo)

Cúc (Asterales)

Họ (Familia)

Cúc (Asteraceae)

Chi (Genus)

Cỏ hôi (Ageratum)

Loài (Species)

Cỏ hôi (Ageratum conyzoides L.)

                


II.           Nguồn gốc và phân bố

1.    Nguồn gốc tên gọi

 

2.    Khu vực phân bố

-         Trên thế giới: cây phân bố khu vực châu Á, Brazil ôn đới và khắp châu Phi… ngoại trừ các khu vực khô cằn.

-         Ở  Việt Nam: cây phân bố ở khắp cả nước, miền Bắc hoặc miền Nam, ở đồng bằng hoặc miền núi.

III.        Đặc điểm

-         Thân: thân mềm, thuộc loại cây mọc hàng năm chiều cao khoảng từ 20 - 50 cm. Thân màu xanh hoặc tím, bên ngoài bao phủ một lớp lông ngắn màu trắng.

-         Lá: có hai mặt, mặt trên và dưới lá đều có lông nhưng mặt dưới của lá màu xanh nhạt hơn, lá mọc đối hình trứng hay 3 cạnh, chiều dài 2 - 6 cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa tròn.

-         Hoa: mọc thành chùm ở đầu ngọn, có màu tím hoặc xanh.

Hoa cỏ hôi mọc ở phần ngọn của thân

-         Quả: bế, màu đen, có 5 cạnh, cạnh có gai thưa thớt, đỉnh quả có 5 vảy nhọn, có một hạt duy nhất.

IV.         Công dụng

1.      Trong y học

1.1.    Trong y học hiện đại

    Khi phân lập được trong cây có khoảng 0,16% tinh dầu đặc. Chỉ số acid 0,9, chỉ số este 11,2, trong tinh dầu có coumarin. Hoạt chất chứa trong hoa có chứa 0,2% tinh dầu, mùi khá khó chịu, có thể gây nôn. Trong tinh dầu hoa lá đều có cadinen, caryophyllen, geratocrornen, demetoxygeratocromen và một số thành phần khác.

    Phần cây trên mặt đất có tinh dầu chứa phenol, được sử dụng làm thuốc. Thường được chỉ định làm thuốc chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong các trường hợp: sổ mũi, viêm xoang mũi, dị ứng cấp và mạn, chảy máu ngoài do chấn thương. Cũng dùng cây tươi giã đắp vết thương chảy máu, mụn nhọt, eczema, hoặc nấu nước tắm chữa ghẻ, chốc đầu của trẻ em.     

Chất chiết xuất từ lá đã được sử dụng trong điều trị đau mãn tính ở bệnh nhân thoái hóa khớp; đồng thời có hoạt tính kháng khuẩn và chống co giật. Nước chiết xuất từ lá đã được báo cáo là ngăn ngừa đông máu toàn bộ cũng như gây kết tủa một số chất trong máu. Chiết xuất ethanolic cũng cho thấy hoạt động bảo vệ dạ dày đáng kể có thể được thực hiện nhờ hoạt động chống oxy hóa của nó, ngăn chặn kênh Ca2+ và các đặc tính kháng sinh. Chiết xuất ethanolic của rễ có đặc tính chống đau bụng và giảm đau. Dịch chiết lá được phát hiện có hoạt tính chống lại C. falcatumR. solani, cho thấy độc tính mạnh đối với nấm gây bệnh hắc lào. Cây cỏ hôi được sử dụng để điều trị các vấn đề về tuyến tiền liệt, các vấn đề về phụ nữ và bệnh phụ khoa. Tinh dầu của cây thể hiện hoạt tính tẩy giun sán chống lại T. soliumP. posthuma.

1.2.       Trong y học cổ truyền

  Cây cỏ hôi có vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng và cầm máu. Cành lá vò ra có mùi hôi có tác dụng gây nôn. Ngoài ra còn chữa rong huyết cho phụ nữ sau sinh.

2.  Một số lĩnh vực khác

Cây cỏ hôi và nước bồ kết dùng dội đầu có mùi thơm, sạch gàu và mượt tóc.

V. Nguồn tài liệu tham khảo

Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

https://tracuuduoclieu.vn/cay-cut-lon.html
Mới hơn Cũ hơn

Mã QR cho bài viết này