CHÙM RUỘT

 

CHÙM RUỘT

I.              Thông tin chung

-         Tên khoa học: Phyllanthus acidus (L.) Skeels

-         Tên thường gọi: Tầm ruột, tùm ruột.

-         Tên tiếng Anh: Otaheite gooseberry, malay gooseberry, tahitian gooseberry, country gooseberry, star gooseberry, West India gooseberry, simply gooseberry tree

-         Tình trạng bảo tồn: Chưa có tên trong sách đỏ.

-         Bảng phân loại khoa học

Giới (Regnum)

Thực vật (Plantae)

Ngành (Division)

Hạt kín (Magnoliophyta)

Lớp (Class)

Hai lá mầm (Magnoliopsida)

Bộ (Ordo)

Sơ ri (Malpighiales)

Họ (Familia)

Diệp hạ châu (Phyllanthaceae)

Chi (Genus)

Diệp hạ châu (Phyllanthus)

Loài (Species)

Chùm ruột (Phyllanthus acidus (L.) Skeels)

                        

Cây chùm ruột trong KDLST Hương Tràm

II.        Nguồn gốc và phân bố

1.          Nguồn gốc tên gọi

2.          Khu vực phân bố

Chùm ruột phân bố chủ yếu ở khu vực Chấu Á nhiệt đới từ Madagascar đến Ấn Độ sang tận Đông Nam Á.

Hiện nay trên thế giới cây chùm ruột được trồng ở các nước:

Đảo Guam (tên ceremai) , Indonesia (tên ceremai hoặc cerama), Miền Nam Việt Nam (chùm ruột), Cambodia (kantuet), Thái Lan (mayom), Lào (cerme), Bắc Mã Lai (chermai), Ấn Độ (chalmeri và  harpharoi), Philippines (iba ở Tagalog và karmay ở Ilokano), Ở Mỹ được trồng tại đảo Hawaii và phía Nam của bang Florida (country gooseberry).

Ngoài ra cây chùm ruột còn được trồng ở Ecuador, El Salvador, Mexico,  Colombia, Venezuela, Surinam, Peru và Brazil.

Ở Việt Nam, cây chùm ruột trồng phổ biến ở miền Nam như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang…

+ Chùm ruột ngọt (ít chua): được dùng để ăn chơi, làm mứt.

+ Chùm ruột chua: được dùng để ăn chơi, làm mứt và lấy chất chua để nấu canh.

III.     Đặc điểm

-                 Thân: thân gỗ lớn, đạt chiều cao trung bình 4-6 mét, cây cao nhất có thể đạt đến 10 m. Có tán rộng và hoa màu hồng rất đẹp, thường được trồng như một loại cây cảnh ở sân nhà hay trong vườn. Thân cây có gỗ bở, nhiều cành mọc từ thân chính, cành giòn dể gãy. Nhánh cây sần sùi vì vết sẹo của những cuống lá cũ. Ở cuối mỗi cành chính có nhiều cành nhỏ màu xanh, dài từ 15 đến 30 cm, mọc thành chùm dày đặc.

-                 Lá: kép mọc so le, lá chét hình trứng, dài 4-5 cm, rộng 1,5-2 cm.

-                 Hoa: Hoa chùm ruột màu hồng, nở từng chùm. Cây chùm ruột nở hoa vào tháng 3-5.

-                 Quả: hình tròn, chia thành 6 múi, màu xanh nhạt, có đường kính khoảng 2-2,5 cm. Quả mọc từng chùm theo các cành non và kể cả ở cành già hay ngay trên thân, có vỏ từ màu xanh non đến vàng nhạt và mờ đục như sáp. Hình dáng và hương vị của trái tùy thuộc vào giống.  Hạt cứng, to, nằm ở trung tâm của quả.

Chùm ruột trong KDLST Hương Tràm

IV.      Công dụng

1.          Trong y học

1.1.     Trong y học hiện đại

    Chùm ruột có nhiều nước, vị rất chua do chứa nhiều a xít oxalic, chất nhầy, giàu pectin, glucid, khoáng chất và vitamin C .

    Quả chùm ruột chứa 0,73- 0,90% Protid, 0,6-0,76% Lipid, 5,89 -7,29% Glucid, lượng vitamin C đạt tới 40 mg %. Vỏ rễ chứa Saponin, Acide Galic và Tanin. Một số hợp chất Triterpen (Philanthol, B-Amiryn), còn nhiều Acide Phenol. Chùm ruột được Tây y xác định là có tác dụng giải độc, là một trong những loại thực vật được đưa vào chương trình giải độc cơ thể, trị các bệnh về da.

    Các nghiên cứu ở Ấn Độ cho biết trong quả chùm ruột (P. acidus) có chứa 4-hydroxybenzoic axit, axit caffeic, adenosine, kaempferol andhypogallic acid. Các chất này có tác dụng thanh lọc và bổ gan.

    Rễ cây tươi và lá chùm ruột có khả năng trị bệnh scorbut (một bệnh do thiếu hụt vitamin C).

1.2.     Trong y học cổ truyền

    Lá chùm ruột có tính nóng, rễ độc, có tác dụng làm tan ứ huyết, tiêu độc, tiêu đờm, sát trùng, đặc biệt chống độc đối với nọc độc rắn.

Quả chùm ruột có vị chua, tính mát, có tác dụng giải nhiệt và làm se.

Vỏ thân cây có khả năng tiêu hạch độc, ung nhọt, tiêu đờm, trừ tích ở phế.

Rễ cây chùm ruột có tính nóng, độc, có tác dụng làm tan ứ huyết, tiêu độc, tiêu đờm, sát trùng, đặc biệt chống độc đối với nọc độc rắn. Rễ và hạt có tác dụng tẩy.

2.  Một số lĩnh vực khác

Cây được trồng lấy trái để ăn tươi hoặc làm mứt, lá non cũng dùng như rau sống, cũng có thể làm cây cảnh trước sân, trong vườn.

V.        Nguồn tài liệu tham khảo

Từ điển cây thuốc Việt Nam (Xuất bản năm 2021). Chùm ruột, trang 465.

Mới hơn Cũ hơn

Mã QR cho bài viết này