CÂY QUẢ NỔ

 

CÂY QUẢ NỔ

I.              Thông tin chung

-          Tên khoa học: Ruellia tuberosa L.

-         Tên thường gọi: Cây quả nổ, sâm đất,…

-         Tên tiếng Anh

-         Tình trạng bảo tồn: Chưa có tên trong sách đỏ.

-         Bảng phân loại khoa học

Giới (Regnum)

Thực vật (Plantae)

Ngành (Division)

Hạt kín (Magnoliophyta)

Lớp (Class)

Hai lá mầm (Magnoliopsida)

Bộ (Ordo)

Bạc hà (Lamiales)

Họ (Familia)

Ô rô (Acanthaceae)

Chi (Genus)

 (Ruellia)

Loài (Species)

 Quả nổ (Ruellia tuberosa L.)

Cây quả nổ

II.    Nguồn gốc và phân bố

1.      Nguồn gốc tên gọi

Tên gọi nổ hay tanh tách xuất phát từ quả của loài cây này khi chín khô bị dính nước sẽ tự nổ phát ra âm thanh tanh tách.

2.      Khu vực phân bố

-            Trên thế giới: phổ biến ở vùng nhiệt đới châu Mỹ.

-            Việt Nam: mọc hoang dại ở các bãi cỏ, ven đường đi nhiều nơi, từ Hà Nội, Hải Phòng đến thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

III.  Đặc điểm

-            Thân: Cây thân thảo cao 20-50cm tới 80cm. Rễ củ tròn dài, màu vàng nâu, mọc thành chùm. Thân vuông có lông, phù to trên mắt.

-            Lá: mọc đối, hình bầu dục, mặt trên có lông thưa, mép có rìa lông cứng.

-            Hoa: mọc thành cụm hình xim ở nách lá hoặc ở ngọn thân, màu xanh, nở vào tháng 6 – 7.

-            Quả: nang, khi chín có màu nâu đen. Khi quả bị ướt, nó nổ ra bắn tung ra bên ngoài những hạt đen, dẹt.

 

Quả nổ sống màu xanh, chín màu đen

IV.  Công dụng

1.      Trong y học

1.1. Trong y học hiện đại

Dùng chữa sốt, ho gà, viêm màng bụng khi đẻ, cảm,… Rễ cây được sử dụng để làm thuốc bổ, chữa các bệnh về thận, sỏi bàng quang.

1.2. Trong y học cổ truyền

Vị đắng, tính lạnh.

Rễ cây có tác dụng bổ và làm mát.

Lá cây có tác dụng làm ra mồ hôi, hạ nhiệt. Hạt ngâm nước sẽ thu được 1 dạng keo như thạch để đắp lên mụn nhọt và vết đứt.

2.      Một số lĩnh vực khác

Rễ củ dùng nấu nước uống rất mát và bổ.

Do có hoa đẹp và dễ trồng nên một số nơi cũng trồng cây để làm cảnh

V.     Nguồn tài liệu tham khảo

Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 2. Quả Nổ, trang 539-540.

Mới hơn Cũ hơn

Mã QR cho bài viết này