CÂY LÝ

 

CÂY

I.              Thông tin chung

-         Tên khoa học: Syzygium jambos (L.)

-         Tên thường gọi: Lý, bồ đào, giối, lê, roi hoa vàng, …

-         Tên tiếng Anh: Rose apple

-         Tình trạng bảo tồn: Chưa có tên trong sách đỏ.

-         Bảng phân loại khoa học

Giới (Regnum)

Thực vật (Plantae)

Ngành (Division)

Hạt kín (Magnoliophyta)

Lớp (Class)

Hai lá mầm (Magnoliopsida)

Bộ (Ordo)

Sim (Myrtales)

Họ (Familia)

Sim (Myrtaceae)

Chi (Genus)

Trâm (Syzygium)

Loài (Species)

(Syzygium jambos (L.))

Cây lý

II.    Nguồn gốc và phân bố

1.      Nguồn gốc tên gọi

2.      Khu vực phân bố

Trên thế giới: có nguồn gốc từ Đông Ấn và Malaisia, được trồng và địa phương hóa trong một số vùng của Ấn Độ, Ceylan và cựu Đông Dương và những đảo của Thái Bình Dương.

Ở Việt Nam thường thấy mọc ở những nơi ẩm, ven suối, từ Hà Tây, Hà Bắc, Nam Hà, Ninh Bình, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, tập trung chủ yếu ở miền Tây Nam Bộ của Việt Nam.

III. Đặc điểm

1.      Đặc điểm hình thái

-           Thân: Cây gỗ có kích thước trung bình (6 – 12 m).

-           Lá: hình ngọn giáo, hơi thon hẹp ở gốc, thon dài và mảnh ở phía đầu, cứng, có điểm tuyến trong suốt, vò ra có mùi thơm, dài 13-20cm, rộng 3-5cm; cuống lá ngắn khoảng 1 cm.

-           Hoa: Hoa trắng lục, to, đường kính 4 -  5 cm, thành chùm ít hoa ở ngọn. Nụ hoa hình cầu, xẻ 4 thùy, 4 cánh tràng rời, nhị đực rất nhiều, rời nhau và thò ra ngoài, bao phấn hình trái xoan thuôn. Bầu hạ, vòi nhụy dài hơn chỉ nhị và cong.

-           Quả: có dạng quả táo, màu trắng vàng, có nhuốm hồng nhiều hay ít, có nạc trắng, ít ngọt, mùi thơm của hoa hồng, trong đài hoa tồn tại, nạc. Hạt màu vàng xám.


Quả lý mọc thành chùm

Hạt lý màu vàng xám

2.      Đặc điểm sinh thái

Lý được trồng ở nhiều xứ nhiệt đới. Ở nước ta, thường thấy mọc ở những nơi ẩm, ven suối,

IV. Công dụng

1.      Trong y học hiện đại

Trong 100g phần ăn được của quả có: nước 84,80g, protein 0,5-0,8g, chất béo 0,2-0,3g, carbohydrat 9,7-14,2g, xơ 1-2g, tro 0,3-0,4g, caroten 123-235IU, vitamin B complex 0,55-1,04mg và vitamin C 3-37mg. Nạc quả chứa hàm lượng pectin cao. Trong quả còn có các acid amin tự do. Tinh dầu chiết xuất từ lá chứa 27% dl a-pinen và 24% l-limonen, 2 monoterpen có vòng. Các bộ phận khác của cây, như hạt, lá, thân, rễ và vỏ đều có độc, do có alcaloid jambosin và acid hydrocyanic. Lá và vỏ còn chứa tanin, một oleorsin và một lượng nhỏ alcaloid.
Lá ngâm nước xát vào người khi bị bệnh đậu mùa. Ở Ấn Độ, lá nấu nước rửa mắt đau; quả chữa đau gan. Ở Vân Nam (Trung Quốc), vỏ, rễ chữa lỵ, ỉa chảy. Vỏ quả chữa tắc nghẽn.

2.      Trong y học cổ truyền

Vị ngọt, chát, tính bình. Vỏ rễ có tác dụng lương huyết, tiêu thũng, sát trùng, thu liễm. Chất chiết từ lá cây có tác dụng với nhiều loại vi khuẩn gây bệnh; đặc biệt là các loại liên cầu khuẩn, với vi khuẩn bạch hầu và vi khuẩn phế cầu. Như vậy lá Roi dùng tốt, chữa bệnh chống lại vi khuẩn sinh mủ và gây bệnh đường hô hấp.
Lá lý non và trái lý được sử dụng để chữa trị các bệnh về đường ruột. Ăn uống không tiêu, bụng đau lâm râm chỉ cần dùng vài lá Lý non hay trái lý chín là phút chốc êm dịu ngay. Sấy trái lý khô hòa chung các loại lá dùng làm thuốc bổ, an ruột, dễ tiêu.

3.      Một số lĩnh vực khác

Gỗ thường được đóng các đồ gỗ thông thường và làm củi.

V.    Nguồn tài liệu tham khảo

Cây gỗ rừng Việt Nam, Viên điều tra quy hoạch rừng, Bộ lâm nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội - 1986.

Mới hơn Cũ hơn

Mã QR cho bài viết này