CÁC LỒI

 

CÁC LỒI

I.              Thông tin chung

-          Tên khoa học: Costus speciosus

-         Tên thường gọi: mía dò; đọt đắng; đọt hoàng; củ chóc; sẹ vàng, tậu chó…

-         Tên tiếng Anh: Spiral ginger

-         Tình trạng bảo tồn: Chưa có tên trong sách đỏ.

-         Bảng phân loại khoa học

Giới (Regnum)

Thực vật (Plantae)

Ngành (Division)

Hạt kín (Magnoliophyta)

Lớp (Class)

Một lá mầm (Liliopsida)

Bộ (Ordo)

Gừng (Zingiberales)

Họ (Familia)

Gừng (Zingiberaceae)

Chi (Genus)

(Costus)

Loài (Species)

Các lồi (Costus speciosus)

Cây các lồi

II.    Nguồn gốc và phân bố

1.      Nguồn gốc tên gọi

2.      Khu vực phân bố

-   Thế giới: mọc hoang ở Ấn Độ, Malaysia, Tân Ghine,…

-   Việt Nam: phân bố khắp nơi từ miền núi đến đồng bằng.

III.    Đặc điểm

-   Thân: Thân cỏ cao 50 – 60 cm thân mềm, thân rễ phát triển thành củ.

-   Lá: lá xòe, hình mác, đáy lá tròn, đầu lá nhọn, nhẵn, dài 15 – 20 cm, rộng 5 – 6 cm, cuốn ngắn. Lá non thường mọc thành một đường xoắn ốc, mặt dưới của lá có lông mịn.

-   Hoa: cụm hoa mọc thành bông ở đầu cành, không cuống, hình trứng, mọc rất khít, hoa màu trắng, có lá bắc màu đỏ xếp thành đôi không đối xứng, có lông dài và hơi nhọn. Tràng hình phễu, phiến chia thành 3 phần đều, môi rất lớn màu hồng hay trắng, dài và rộng 4 – 8 cm.

Hoa các lồi mọc thành cụm

-   Quả: Quả nang dài 13 mm, chứa nhiều hạt đen bóng, dài 3 mm.

IV.    Công dụng

1.    Trong y học hiện đại

Thân rễ có chứa saponin steroid có genin là diosgenin, tigogenin, ngoài ra còn có các hợp chất phenol, tannin…

Một số thí nghiệm đã thể hiện tác dụng của các lồi như sau:

-   Chống viêm: Khi thí nghiệm trên chuột, cả hai giai đoạn viêm cấp tính và mạn tính, cao các lồi đều có tác dụng chống viêm rõ rệt. Trên các mô hình viêm cấp như gây phù bàn chân chuột cống trắng bằng các tác nhân khác nhau, cao các lồi có tác dụng ức chế phù có thể đạt đến 58,8% và giảm trọng lượng u hạt tới 47,2%.

-   Gáy thu teo tuyến ức: Thí nghiêm trên chuột cống trắng đực còn non, cao các lồi tiêm dưới da với liều 0,3g/kg và 0,5g/kg làm giảm trọng lượng tuyến ức 34,5% và 49,7% so với lô đối chứng.

-   Tác dụng giảm đau: Thí nghiệm trên chuột nhắt trắng, gây đau nội tạng bằng cách tiêm xoang bụng dung dịch acid acetic, cao các lồi có tác dụng làm giảm số lần quặn đau lên đến 60%.

2.      Trong y học cổ truyền

Các lồi có vị chua, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tiêu thũng, chống viêm. Người dân một số nơi dùng ngọn hay cành non nướng nóng vắt lấy nước nhỏ vào mắt hay tai để chữa đau mắt, đau tai. Một số nơi dùng thân rễ uống, chữa sốt, ra mồ hôi, làm thuốc mát,…

3.      Một số lĩnh vực khác

Lá non dùng làm rau sống.

Thân củ dùng luộc ăn.

V. Nguồn tài liệu tham khảo

Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Mới hơn Cũ hơn

Mã QR cho bài viết này